Từ vụ bé gái bị bắt cóc, cha mẹ cần làm gì khi thuê bảo mẫu?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo ý kiến của chuyên gia, các bậc phụ huynh khi thuê bảo mẫu, giúp việc phải đặt ra điều kiện, tiêu chuẩn về kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng chăm sóc trẻ, các yếu tố về sức khỏe và an ninh.

Như đã đưa tin, bé gái N.H.T (21 tháng tuổi, trú xã Đa Tốn, H.Gia Lâm, Hà Nội) bị Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, trú xã Việt Ngọc, H.Tân Yên, Bắc Giang; người được gia đình thuê đưa đón bé T.), bắt cóc và sát hại dã man.

Bị can Giáp Thị Huyền Trang. Ảnh: CACC
Bị can Giáp Thị Huyền Trang. Ảnh: CACC

Phân tích về vụ án này, thượng tá, tiến sĩ tội phạm học Đào Trung Hiếu cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm nói chung có những diễn biến rất phức tạp; trong đó, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với trẻ em xảy ra liên tiếp tại Hà Nội. Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là những người mà chúng ta không thể ngờ đến, nhất là vụ bắt cóc bé trai ở khu đô thị Việt Hưng (Q.Long Biên, Hà Nội) hồi tháng 8.

"Hành vi bắt cóc trẻ em cùng lúc xâm phạm nhiều khách thể được luật hình sự bảo vệ, trong đó có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của trẻ em. Ngoài ra, còn xâm phạm về quyền sở hữu tài sản của người khác", TS Đào Trung Hiếu nói, và cho hay, các vụ án bắt cóc trẻ em chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tội phạm nhưng khi gây án với trẻ em thì đều làm rúng động xã hội, kéo theo sự phẫn nộ của cộng đồng.


PGS - TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), nhấn mạnh từ vụ án bé gái 21 tháng tuổi bị bắt cóc, sát hại, các bậc phụ huynh phải đặt ra điều kiện, tiêu chuẩn cá nhân với bảo mẫu như kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng chăm sóc trẻ, các yếu tố về sức khỏe và an ninh.

Bên cạnh đó, cần tìm hiểu ứng viên, thậm chí quan tâm đến lý lịch chung, lý lịch tư pháp xem có những vấn đề nào trong quá khứ liên quan đến bạo lực với trẻ hay không. Cha mẹ cần có những buổi tiếp cận phỏng vấn trực tiếp để xem quan điểm, phương pháp, tình yêu thương và quan tâm tới trẻ, kiến thức về an toàn và tư duy giải quyết các vấn đề nguy cơ.

Camera ghi lại thời điểm Trang đón và bắt cóc bé T. CHỤP MÀN HÌNH

Camera ghi lại thời điểm Trang đón và bắt cóc bé T. CHỤP MÀN HÌNH

Theo PGS - TS Trần Thành Nam, khi gia đình phát hiện một mối nguy hiện hữu phải rà soát các điều khoản hợp đồng để đảm bảo chấm dứt hợp đồng với bảo mẫu và tìm một người thay thế an toàn.

"Cha mẹ cũng cần thường xuyên nói chuyện, định kỳ kiểm tra bảo mẫu, xây dựng một hệ thống liên lạc và các nguồn để kiểm tra chéo thông tin liên quan đến mọi vấn đề lo ngại về việc chăm sóc trẻ", ông Nam nói, và cho hay, quan tâm đến lịch sử sức khỏe tâm thần của bảo mẫu cũng là điều vô cùng quan trọng.

Dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục, ông Nam đề xuất cần chuẩn hóa thị trường bảo mẫu. Để hành nghề, những người làm công việc này phải học các chương trình nâng cao năng lực để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Về việc thuê bảo mẫu, ông Hiếu đưa ra lời khuyên các bậc cha mẹ nên tìm bảo mẫu ở các trung tâm uy tín, đồng thời phải xác định chính xác, đầy đủ về lý lịch tư pháp của bảo mẫu.

"Không nên chọn những người nóng tính mà phải chọn những người có tính hiền lành, có kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Đặc biệt, không được phó mặc con cái cho bảo mẫu, phải có biện pháp giám sát thông qua camera hay một phương pháp khác", ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, khi gia đình đã chọn thuê bảo mẫu rồi thì phải trình báo cho cơ quan chức năng như làm tạm trú... để "ngăn chặn từ trước những ý định phạm tội của bảo mẫu".


Vụ bé gái bị bắt cóc, sát hại: Bị can đã chết, vụ án giải quyết thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.