Từ 1.7 lương cơ sở tăng cao: Đừng để 'lương chưa tăng giá đã vội tăng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bên cạnh niềm vui lương tăng lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng, công chức, viên chức, người lao động trẻ còn thấp thỏm lo lắng về điệp khúc “lương chưa tăng giá đã vội tăng”.

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ tại cuộc họp báo vào chiều 20.6, từ ngày 1.7, lương cơ sở của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng lên 2,34 triệu đồng, tăng 634.000 đồng so với mức lương cũ và mức lương tối thiểu vùng tăng 6%. Đây là tin vui với công chức, viên chức, người lao động trẻ trên cả nước. Trong tình hình giá cả leo thang, mức lương cơ bản chưa đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng lương giúp chia sẻ phần nào khó khăn với người lao động.

Lo sợ giá cả “té nước theo mưa”

Lê Nguyễn Như Huỳnh (23 tuổi), ngụ xã An Thái Đông, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang làm giáo viên mầm non, cho biết mức lương của giáo viên khá thấp nên ngoài giờ lên lớp, Như Huỳnh phải làm nghề tay trái là bán hàng trực tuyến để mưu sinh nên khó toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Nghe thông tin lương cơ bản chuẩn bị tăng, Huỳnh cảm thấy rất vui mừng, điều này sẽ bớt đi nỗi lo cơm áo gạo tiền, có thêm động lực để gắn bó với nghề.

“Hệ số lương của mình hiện tại là 2,34 nhân với lương cơ bản 1,8 triệu đồng thì khoảng 4,2 triệu đồng, cộng phụ cấp giáo viên, lương mình khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Từ ngày 1.7, lương cơ sở tăng thì lương của mình tăng khoảng 1,2 triệu đồng, chưa tính phụ cấp. Mình trông chờ từng ngày đến ngày nhận lương mới. Mình mong tăng lương nhưng đừng giảm chế độ phụ cấp, ưu đãi nghề”, Như Huỳnh bày tỏ.

Như Huỳnh cho biết tăng lương là đều công chức, viên chức rất phấn khởi nhưng cũng mong khi lương tăng, giá cả phải được bình ổn, nếu không niềm vui ấy không còn trọn vẹn.

Công chức, viên chức vui mừng khi lương cơ sở tăng từ ngày 1.7. Ảnh NHẬT THỊNH

Công chức, viên chức vui mừng khi lương cơ sở tăng từ ngày 1.7. Ảnh NHẬT THỊNH

Chị Nguyễn Thị Kim Huyền (23 tuổi), đang làm việc cho 1 cơ quan nhà nước tại Q.3, TP.HCM, chia sẻ: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc lương cơ bản tăng là điều đáng mừng như chiếc phao cứu sinh giúp mình vượt khó, yên tâm làm việc. Dự kiến lương của mình sẽ tăng khoảng hơn 1 triệu đồng so với hiện tại. Đây là khoản giúp mình dư dả để dành chăm lo cho cuộc sống. Tuy nhiên, mình cũng sợ tình trạng giá cả thực phẩm, điện, nước, xăng, gas… có chiều hướng leo thang, lương tăng ít mà giá tăng nhiều”.

Sau 9 năm đi làm công nhân, lương cơ bản của chị Võ Thị Thỏa (32 tuổi), ngụ khu phố Bình Đường, TP.Dĩ An (tỉnh Bình Dương), đang làm việc tại khu chế xuất Linh Trung (TP.Thủ Đức), vẫn chỉ được 8 triệu đồng/tháng. Con số này bao gồm mức lương tối thiểu vùng áp dụng trên địa bàn TP.HCM và phụ cấp của công ty, thời gian tăng ca nhưng vẫn chưa đủ để chị Thỏa trải cuộc sống.

“1 mình tôi đang gồng gánh cả gia đình, rất nhiều khoản phải chi. Thời điểm vật giá leo thang khiến tôi phải thắt chặt chi tiêu tối đa, một số khoản chi như: mua áo quần, đám cưới, tiệc… đều bị cắt bớt. Vì vậy, việc tăng thêm dù chỉ 200.000 đồng với công nhân như tôi là điều rất cần thiết, có thêm tiền mua này, mua kia”.

Tăng lương sẽ giúp người lao động có thêm động lực làm việc. Ảnh PHÚC KHA

Tăng lương sẽ giúp người lao động có thêm động lực làm việc. Ảnh PHÚC KHA

Người trẻ mong rằng giá cả đồ ăn, thức uống sẽ bình thường khi mức lương tăng. Ảnh PHÚC KHA

Người trẻ mong rằng giá cả đồ ăn, thức uống sẽ bình thường khi mức lương tăng. Ảnh PHÚC KHA

Tăng cường quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu

Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền, giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết Chính phủ đã đề ra kế hoạch tăng lương rõ ràng, theo lộ trình, kế hoạch chứ không phải tăng bất ngờ. Thu nhập cán bộ công chức, viên chức của Việt Nam so với các nước còn chưa cao, lương thấp khiến đa số làm việc không toàn tâm toàn ý, họ phải làm thêm công việc bên ngoài. Điều này dẫn đến chất lượng công vụ không tốt. Tăng lương đợt này sẽ phần nào giải quyết vấn đề trên.

“Hiện tại, lương giám đốc sở, trưởng phòng của sở so với giám đốc, trưởng phòng của các doanh nghiệp thì thấp hơn rất nhiều. Cơ quan Nhà nước cần những cán bộ công chức tài năng để làm việc nhưng thực ra mức lương không hấp dẫn so với tư nhân. Trách nhiệm cao, rủi ro nhiều mà lương thì thấp do vậy thi tuyển nhân tài cũng không được. Để tạo ra khu vực công hấp dẫn thì phải lên lương. Các cơ quan có thẩm quyền cần cho cán bộ công chức thấy lộ trình tăng lương để họ tiếp tục gắn bó với công việc. Đây không phải lần lương cuối cùng, mức lương tăng còn thấp nên sẽ còn nhiều lần tăng nữa”, tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền nói.

Các cơ quan chức năng cần có cơ chế quản lý giá cả thị trường khi mức lương tăng từ ngày 1.7. Ảnh PHÚC KHA

Các cơ quan chức năng cần có cơ chế quản lý giá cả thị trường khi mức lương tăng từ ngày 1.7. Ảnh PHÚC KHA

Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền nhìn nhận mỗi lần tăng lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng, một số nhà sản xuất lợi dụng lương tăng, họ “té nước theo mưa” đẩy giá hàng hóa tăng lên. Việc tăng lương không tác động đến vấn đề giá cả, giá cả do cung cầu quyết định. Nếu muốn hạn chế tình trạng giá cả tăng theo lương thì các cơ quan nhà nước tăng cường quản lý thị trường về các mặt hàng thiết yếu. Tăng lương nhưng đảm bảo thu nhập thực tế tăng thì chính quyền phải quản lý giá cả. Nếu những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội mà quản lý được mặt bằng giá sẽ kéo theo các địa phương khác ổn định.

Trả lời phỏng vấn trên Báo Thanh Niên vào ngày 16.4.2024, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống xã hội, cho biết: “Lương cơ bản theo vùng tương đối thấp. Việc tăng lương chắc chắn mang nhiều lợi ích cho người lao động, họ có thêm tiền trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần đặt mối tương quan về quản lý kinh tế kinh tế vĩ mô trong điều tiết giá cả để cho việc tăng lương trở nên hữu hiệu hơn. Hiện nay, lương chưa tăng nhưng chi phí sinh hoạt đã khá cao so với mặt bằng chung. Tôi lo rằng tăng lương kéo theo tăng giá. Nếu không có những điều tiết về thị trường phù hợp về mặt giá cả, việc tăng lương nằm ở mức bão hòa”.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.