Những khoản trợ cấp nào sẽ tăng khi điều chỉnh lương cơ sở từ 1/7?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều khoản tiền trợ cấp dành cho người lao động theo Luật bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới từ 1/7.
Nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ tăng theo lương cơ sở. (Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+)

Nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ tăng theo lương cơ sở. (Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Không chỉ tiền lương của cán cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sẽ tăng theo mức lương cơ sở mới mà nhiều khoản tiền trợ cấp dành cho người lao động theo Luật bảo hiểm xã hội cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở từ 1/7.

Tăng mức trợ cấp thai sản

Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được điều chỉnh khu lương cơ sở tăng. Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Như vậy, từ 1/7, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3.600.000 đồng, hiện hành là 2.980.000 đồng.

Bên cạnh đó, mức hướng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cũng được điều chỉnh tăng. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ) sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng) từ 1/7.

Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng, hiện nay là 447.000 đồng.

Tăng mức trợ cấp khi suy giảm khả năng lao động

Đối với trợ cấp một lần, Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần và mức trợ cấp tính theo lương cơ sở.

Nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, tức là tăng 9.000.000 đồng so với hiện nay là 7.450.000 đồng. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng lên 900.000 đồng thay vì 745.000 đồng nhu hiện nay).

Đối với trợ cấp hàng tháng, Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Theo đó, suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Như vậy, từ 1/7, cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 540.000 đồng (hiện nay là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện nay là 29.800 đồng).

Mức trợ cấp phục vụ cũng được điều chỉnh tăng. Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng thì còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức là từ 1/7 tăng lên 1.800.000 đồng so với mức 1.490.000 đồng hiện nay).

Trợ cấp khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở, từ ngày 1/7 sẽ tương ứng 64.800.000 đồng.

Như vậy, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/7 sẽ thêm 11.160.000 đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53.640.000 đồng.

Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình thì mức hưởng từ 1/7 tăng lên 450.000 đồng thay vì 372.500 đồng như hiện nay; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung thì mức hưởng tăng lên 720.000 đồng tha vì 596.000 đồng.

Điều chỉnh trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng

Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức trợ cấp mai táng từ 1/7sẽ tăng lên 18.000.000 đồng so với 14.900.000 đồng theo quy định hiện hành.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân khi người lao động chết cũng được điều chỉnh tăng lên. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, do đó sẽ tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở, tăng từ 1.043.000 đồng lên mức 1.260.000 đồng.

Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở.

Như vậy, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của nhóm đối tượng này sẽ tăng lên 1.800.000 đồng từ 1/7 thay vì hiện hành là 1.490.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển

Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển bao trùm trong đó nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế ứng phó với xu hướng mức sinh thấp và thích ứng tình trạng già hóa dân số.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.