Truyền thanh cơ sở đi đầu phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, những thông tin về dịch Covid-19 đã được truyền tải nhanh chóng, kịp thời đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cách trung tâm huyện hơn 30 km, các buôn làng nằm rải rác trên địa bàn khá rộng, lại cách biệt bởi núi rừng nên công tác tuyên truyền của xã Sơn Lang (huyện Kbang) gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở của hệ thống truyền thanh FM, Đài Truyền thanh xã Sơn Lang được thành lập nhằm đảm bảo nhiệm vụ tiếp và phát sóng tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình mọi mặt của địa phương. Đài được trang bị đầy đủ các thiết bị như: hệ thống máy phát FM, bộ mã hóa điều khiển tắt mở từ xa, micro, radio, bộ trộn âm thanh mixer 2 đường và 16 cụm loa tuyên truyền không dây nối 9 thôn, làng trên địa bàn. Hơn 2 tháng nay, đều đặn 3 lần mỗi ngày, sau khi kết thúc thời gian tiếp sóng, Đài lại dành 15 phút để phát đi các bản tin tuyên truyền về dịch Covid-19. Chị Lê Hồng Nhung-cán bộ Văn hóa-Thông tin xã Sơn Lang-cho hay: “Từ các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện về phòng-chống dịch Covid-19, chúng tôi biên tập lại thông tin sao cho ngắn gọn, dễ hiểu để thông qua đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền đến với bà con. Mỗi ngày, chúng tôi đều theo dõi thông tin diễn biến dịch bệnh trên các trang báo chính thống và giúp bà con cập nhật tình hình. Nhờ có truyền thanh cơ sở mà công tác tuyên truyền phòng-chống dịch trên địa bàn xã đã phát huy hiệu quả”.
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang (huyện Kbang) thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang (huyện Kbang) thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Tương tự, hệ thống truyền thanh cơ sở của xã Glar (huyện Đak Đoa) cũng làm tốt nhiệm vụ này. Ông Chưp-Trưởng thôn Dor 2-chia sẻ: “Sáng nào tôi cũng nghe chương trình truyền thanh của xã xong mới đi làm. Cả nước đang chống dịch Covid-19, thông qua kênh truyền thanh này, tôi được cập nhật thêm thông tin để hướng dẫn cho dân làng biết và thực hiện. Ví dụ như phải chấp hành đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, phải khai báo y tế trung thực…”. Hiện tại, hệ thống truyền thanh cơ sở của xã Glar có 11 cụm loa kéo đến 9 thôn, làng. Các bản tin do cán bộ chuyên môn xã tổng hợp, biên tập, được thu âm và phát sóng đều đặn 2 lần/ngày trên hệ thống truyền thanh. Chị Hồ Thị Duyên-cán bộ Văn hóa xã Glar-cho hay: “Thời gian này, thông tin phát thanh đều tập trung vào tuyên truyền diễn biến dịch Covid-19; các dấu hiệu nhiễm bệnh; cách phòng-chống dịch bệnh cũng như các hình thức xử lý vi phạm nếu không chấp hành đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc phát tờ rơi, xe tuyên truyền lưu động thì hệ thống truyền thanh cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt là tại các làng dân tộc thiểu số”.
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Không riêng địa bàn vùng sâu, vùng xa, TP. Pleiku cũng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về dịch bệnh qua hệ thống truyền thanh cơ sở tại 22 xã, phường. Thành phố hiện có 12 đài truyền thanh với hệ thống loa lắp đặt khắp các thôn, làng, tổ dân phố. Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho hay: “Hệ thống truyền thanh các xã, phường đã phát huy rất tốt vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi đã chỉ đạo các đài truyền thanh cơ sở tăng cường thời lượng phát sóng, cập nhật tin tức để tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng dịch hiệu quả, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.