Truy tố 17 người trong đại án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23-10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "Nhận hối lộ"; "Đưa hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Che giấu tội phạm" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố (giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu).

Trong 17 người bị cơ quan tố tụng truy tố, có cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng về tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và cựu cán bộ công an Nguyễn Xuân Thông về tội "Che giấu tội phạm".

Theo cáo trạng, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch.

Bị can Trần Tùng
Bị can Trần Tùng

Cụ thể, Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ, tổ công tác của một số bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Theo cáo trạng, lợi dụng chủ trương trên và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND tỉnh, thành phố đã thỏa thuận/nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại địa phương.

Các bị can còn trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ/nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ. Có bị can lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra.

Trong đó, bị can Trần Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 4,4 tỷ đồng từ một chủ doanh nghiệp, đồng thời lợi dụng chức vụ làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện 7 chuyến bay, từ đó hưởng lợi 3,27 tỷ đồng.

Cựu Phó trưởng Phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT) Vũ Hồng Quang bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng cho Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ Bộ Y tế, bị can giai đoạn 1) để xin cấp phép của ban chỉ đạo chấp thuận cho 624 công dân về nước, hưởng lợi gần 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều bị can là lãnh đạo doanh nghiệp bị truy tố tội đưa hối lộ.

Theo ĐỖ TRUNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.