Trường THPT Pleime vượt khó để dạy tốt-học tốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trường THPT Pleime (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) được thành lập vào năm 2013. Trong 11 năm qua, nhà trường đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt-học tốt, xây dựng môi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp-an toàn.

Để đáp ứng nhu cầu học tập và thuận tiện trong việc đi lại của học sinh 5 xã phía Nam huyện Chư Prông, ngày 12-7-2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-UBND về việc thành lập Trường THPT Pleime trên cơ sở chia tách Trường THPT Lê Quý Đôn. Lúc mới thành lập, Trường THPT Pleime chỉ có 11 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 315 học sinh chia thành 7 lớp.

Mặc dù thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học, nhưng kết thúc năm học đầu tiên, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

truong-thpt-pleime-vuot-kho-de-day-tot-hoc-tot-bg.jpg
Trường THPT Pleime (huyện Chư Prông). Ảnh: H.C

Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động dạy và học, nhà trường đã chủ động, sáng tạo trong công tác tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất và áp dụng chế độ thu hút, khen thưởng kịp thời cho những cán bộ, giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc. Nhờ vậy, sĩ số học sinh, đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục tăng lên hàng năm.

Nếu năm học 2014-2015, nhà trường có 15 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 412 học sinh thì đến năm học 2024-2025, trường có 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 912 học sinh của 21 lớp.

Cùng với đó, chất lượng giáo dục tăng lên; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường cũng được bổ sung, nâng chuẩn. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT của nhà trường đạt từ 98% trở lên. Đặc biệt, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số đạt kết quả học tập xuất sắc và thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học.

Cô Nông Thị Thúy Lan-Hiệu trưởng Trường THPT Pleime-cho biết: “Nhà trường có hơn 55% học sinh là người dân tộc thiểu số. Những năm qua, nhà trường được các cấp, ngành và phụ huynh quan tâm nên thầy và trò được tiếp thêm động lực để thi đua dạy tốt-học tốt.

Sắp tới, nhà trường sẽ được tỉnh đầu tư mua sắm trang-thiết bị hiện đại, xây dựng thêm 10 phòng học để phục vụ công tác dạy và học. Ngoài ra, Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên cũng tài trợ xây dựng khu nội trú trị giá 3 tỷ đồng, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường”.

Em Rơ Lan Kiết (học sinh lớp 12C4) chia sẻ: “Nhà em cách trường hơn 20 km nên em phải thuê trọ để học tập. Tuy xa nhà vất vả nhưng như thế vẫn thuận lợi hơn nhiều so với ra trường ở trung tâm huyện để học. Được sự dìu dắt của thầy cô, chúng em sẽ nỗ lực học tập, phấn đấu thi vào đại học để sau này cuộc sống đỡ vất vả ”.

Ông Bùi Văn Tiến-Chủ tịch UBND xã Ia Piơr-thông tin: “Từ khi thành lập Trường THPT Pleime đến nay, học sinh người dân tộc thiểu số trong xã nói riêng và các xã lân cận nói chung có điều kiện để học tập, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh-đánh giá: “Tuy mới thành lập và ở vùng khó khăn, nhưng thầy và trò Trường THPT Pleime luôn đoàn kết, duy trì tốt sĩ số, nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp và đạt được một số giải thưởng các cấp.

Hy vọng, thời gian tới, Trường THPT Pleime tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, góp phần phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ địa phương, xứng đáng với truyền thống hiếu học, yêu nước của vùng đất anh hùng”.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.