Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai: Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với 24 năm thành lập, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp (BTXHTH) tỉnh Gia Lai đã làm tốt chức năng tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, hướng nghiệp nghề cho các em mồ côi, bị bỏ rơi; chăm sóc người già, người lang thang, tâm thần. Trung tâm trở thành mái ấm của những mảnh đời bất hạnh
Bù đắp những thiệt thòi
Chị Hồ Thị Lượng (SN 1983) đã có 15 năm công tác tại Trung tâm BTXHTH tỉnh. Hiện chị được phân công chăm sóc các em nhỏ mồ côi, khuyết tật. Chị chia sẻ: “Chúng tôi thường động viên nhau cố gắng thêm một chút để bù đắp thiệt thòi cho họ”.
Ngồi trò chuyện với chị Lượng, thi thoảng lại có trẻ chạy đến bên, sà vào lòng chị. Các bé đều gọi chị bằng tiếng “mẹ” thân thương. 16 cháu nhỏ do chị chăm sóc, đứa nhỏ vào lớp 1, đứa lớn đã học lớp 12. Tình thương yêu đã khiến các em luôn gần gũi với chị. Hễ thấy mẹ Lượng ở lại buổi tối là các em lại ôm gối sang chờ sẵn để được rúc vào lòng mẹ ngủ yên giấc.
“Mỗi đứa trẻ đến đây đều rất đáng thương bởi các em sớm phải mồ côi cha mẹ hoặc bị bỏ rơi. Nhưng trong số đó có M.R. (7 tuổi) bất hạnh hơn bởi mồ côi cha từ nhỏ, 5 tuổi bị dượng xâm hại. Vì thế, hàng ngày, cháu được tôi và các mẹ chăm sóc nhiều hơn”-chị Lượng bày tỏ.
Chị Hồ Thị Lượng chơi cùng các em nhỏ tại Trung tâm BTXHTH tỉnh. Ảnh: Đinh Yến
Chị Hồ Thị Lượng vui chơi cùng các em nhỏ tại Trung tâm BTXHTH tỉnh. Ảnh: Đinh Yến
Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Phạm Thị Thanh Cúc-nhân viên chăm sóc người già cô đơn-chia sẻ: Các cụ ở đây không có con cháu phụng dưỡng. Nhưng nhờ sự chăm sóc nhiệt tình, chu đáo của cán bộ, nhân viên Trung tâm mà các cụ như được sẻ chia, giúp khỏa lấp nỗi trống trải của tuổi già. Tuy nhiên, hầu hết các cụ đều sức yếu nên phần lớn trí nhớ sa sút, chân tay run rẩy, thậm chí là nằm bất động, cần người phục vụ mọi sinh hoạt.
Bên cạnh chuẩn bị bữa ăn, giấc ngủ chu đáo, chị Cúc cùng đồng nghiệp luôn tranh thủ trò chuyện giúp các cụ khuây khỏa tinh thần, có thêm niềm vui. Cụ Nguyễn Thị Có (80 tuổi) mắc chứng hay quên, không thể phân biệt được ngày-đêm. Vậy nên thi thoảng, cụ lại đánh thức chị Cúc vào lúc 1-2 giờ sáng, đòi đưa đi tắm hay để hỏi vì sao mãi vẫn chưa dọn bữa sáng.
Chị Cúc chia sẻ: “Mỗi cụ có một hoàn cảnh khác nhau nhưng phần lớn là thiếu tình thương của gia đình. Vì thế, chúng tôi luôn cố gắng chăm sóc chu đáo mong bù đắp cho các cụ được phần nào”.
Mái ấm tình thương
Bà Nông Thị Châm-Phó Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh-cho biết: Đơn vị đang nuôi dưỡng 118 người già cô đơn, lang thang xin ăn, người khuyết tật, tâm thần, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật. “Số lượng cán bộ ít trong khi đối tượng ngày càng nhiều, công việc vất vả, áp lực. Vì thế, mỗi cán bộ, nhân viên phải thực sự ân cần, chu đáo và chia sẻ”-bà Châm bày tỏ.
Hiện 100% trẻ em tại Trung tâm trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Đối với những cháu thi đậu đại học và cao đẳng, Trung tâm đều nuôi đến khi ra trường. Tuy nhiên, Trung tâm hiện cũng đang gặp khó khăn do  vướng quy định chỉ được nuôi các em không quá 22 tuổi. Vì thế, Trung tâm phải kết nối với các nhà hảo tâm để tìm nguồn tài trợ, tiếp tục nuôi dưỡng các em hoàn thành khóa học, ra trường lập thân, lập nghiệp. Năm học 2020-2021, Trung tâm có 53 cháu theo học từ mầm non đến đại học. Các cháu đều chấp hành tốt nội quy của Trung tâm cũng như nội quy của nhà trường, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. 
Các cụ già lang thang, cơ nhỡ ở Trung tâm được quan tâm chăm sóc. Ảnh. Đinh Yến
Các cụ già lang thang, cơ nhỡ ở Trung tâm được quan tâm chăm sóc. Ảnh: Đinh Yến
Bên cạnh đó, Trung tâm làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ ngoài cộng đồng. Năm 2020, Trung tâm đã hỗ trợ cho 118 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị xâm hại tình dục... về vật chất, pháp lý, kết nối với các tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho trẻ; đồng thời, liên kết với một cơ sở đào tạo nghề để hỗ trợ cho một số em học nghề.
“Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục cử cán bộ, nhân viên và người lao động tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời, chúng tôi đẩy mạnh các phong trào hoạt động của đoàn thể; chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh phòng dịch, không để xảy ra dịch bệnh cho bệnh nhân tại Trung tâm”-Phó Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh nhấn mạnh.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.