Trọng tài liên tục bị phản ứng: Vua mất uy và lỗi hệ thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những vòng đấu gần đây tại V.League, nhiều trọng tài bị “đè”, chịu thái độ nhẫn nhịn, có phần lép vế trước các phản ứng của các cầu thủ, huấn luyện viên và không có cách hành xử chuẩn bị dù bị đe dọa. Đó là điều rất đáng buồn, đáng báo động với vị thế của những ông vua sân cỏ Việt Nam.
Việc các cầu thủ, đội bóng phản ứng với trọng tài là chuyện như cơm bữa tại V.League 2020. Ảnh: Duy Anh
Việc các cầu thủ, đội bóng phản ứng với trọng tài là chuyện như cơm bữa tại V.League 2020. Ảnh: Duy Anh
Trọng tài trở thành vấn đề nổi cộm từ khi V.League, hạng Nhất quay trở lại sau dịch. Vòng đấu nào cũng có đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên bức xúc, chỉ trích phê phán công tác trọng tài.
Sai sót của các trọng tài
Trận hòa 2-2 với Câu lạc bộ TP. Hồ Chí Minh ở vòng 7, huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức phản ứng mạnh việc trọng tài Nguyễn Văn Chôm có những quyết định bất lợi cho đội bóng sông Hàn, nhất là sau tình huống thổi việt vị sai. Ông Đức cùng các trợ lý thậm chí tranh cãi quyết liệt ngoài đường biên, buộc trọng tài thứ 4 Ngô Duy Lân phải đề nghị dừng, yêu cầu trọng tài chính “nói chuyện phải trái” để vãn hồi. Trước đó, một hình ảnh rất phản cảm khi Nguyễn Văn Chôm xác định sai, cho Câu lạc bộ TP. Hồ Chí Minh hưởng quả phạt góc và 4-5 cầu thủ Đà Nẵng lao vào phản ứng, dí sát tận mặt với thái độ rất hùng hổ để gây áp lực.
Hình ảnh trọng tài im lặng, không dám có thái độ cứng rắn hay các động tác nghề, dùng thẻ phạt cảnh cáo với thái độ, phản ứng thái quá và chịu sự lép vế trên sân cỏ diễn ra liên tục ở vài vòng đấu gần đây. Đây là điều khiến khán giả và giới trọng tài thấy rất phản cảm. Ví dụ vòng 6, các thành viên ban huấn luyện Bình Dương gọi trọng tài lại phản ứng, lớn tiếng quát vào mặt và có nhiều động tác phản cảm, thế nhưng trọng tài Nguyễn Minh Thuận gần như chỉ biết nhẫn nại giải thích rồi yêu cầu thi đấu tiếp. Nguyên nhân có lẽ bởi trọng tài sai, khi Bình Dương thay 3 người cùng lúc nhưng mới 2 cầu thủ vào sân thì nổi còi cho bóng vào cuộc, do liên lạc với trọng tài thứ 4 không tốt.
Trước đó nữa, Chủ tịch đội Quảng Nam-ông Nguyễn Húp thậm chí xông vào phòng trọng tài để đe dọa, đe nẹt các ông vua sân cỏ khiến giám sát trọng tài phải “cầu cứu”. Hay trên sân Thiên Trường, cầu thủ đội Nam Định không tiếc lời chỉ trích trọng tài, sau trận thua Hải Phòng 0-2. Rồi trước đó, bởi cách điều hành non tay và có sai sót, rất khó tin với hình ảnh sau trận đấu với Viettel khi cả tổ trọng tài chỉ biết ngồi im giữa sân chịu sự phản ứng của quan chức, cầu thủ thành Nam.
Cựu trọng tài Dương Văn Hiền, người đang giữ chức Trưởng ban Trọng tài VFF từng cảm thán rằng: “Trọng tài trước trận là vua. Đến khi ngã ngựa gọi vua là thằng”. Tiếng là vua sân cỏ, làm chủ các trận đấu nhưng không phải đội bóng, cầu thủ nào cũng dành sự tôn trọng tối thiểu, hành xử đúng mực dành cho các trọng tài. Lý do thì nhiều nhưng cơ bản do nhiều trọng tài non về trình độ lẫn bản lĩnh, sai và có những quyết định ảnh hưởng đến cục diện trận đấu nên hình thành tâm lý lo sợ. Do không có cơ chế bảo vệ, nhiều người bị “ăn đòn” nên các ông Vua áo đen bị lấn sát, đánh mất đi cái uy trên sân cỏ. 
Trọng tài vì đâu yếu thế?
Việc các trọng tài đánh mất vị thế của ông vua sân cỏ đầu tiên xuất phát từ những sai sót của chính họ, trong đó có những lỗi lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả thắng thua. Như trận Nam Định-Hải Phòng (0-2), trọng tài chính Vũ Phúc Hoan đã sai trong cả 2 bàn thắng của đội khách, trong khi bỏ qua 1 lỗi mà Hải Phòng phải bị đuổi người. Hay trận Quảng Nam-Bình Dương (1-2), ông Nguyễn Đình Thái cắt còi vô lý, tước đi 1 bàn thắng hợp lệ của đội khách. Và sau vòng 7, huấn luyện viên Nguyễn Minh Đức của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nói thẳng trình độ chung của một số trọng tài tại Việt Nam yếu kém, thiếu tập trung vào trận đấu, không am hiểu về bóng đá và bản thân không trau chuốt về mặt nghề nghiệp, dẫn đến những sai sót lớn về chuyên môn. Thậm chí, ông Đức còn cho rằng nếu mình cầm còi, cầm cờ sẽ làm tốt hơn một số trọng tài.
Ông Đoàn Minh Xương, cựu huấn luyện viên đội Đồng Tháp và Bình Dương chia sẻ: “Thể thức thi đấu mới làm cho V.League 2020 hấp dẫn, căng thẳng hơn hẳn mọi năm. Các đội bóng đều cần tích điểm cho mỗi trận đấu, bởi điểm số được cộng dồn vào giai đoạn 2. Vì thế, sức ép từ các đội bóng, cầu thủ dành cho các trọng tài sẽ rất lớn, tranh cãi là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có một số trận đấu, việc phản ứng quá mức rất phản cảm với trọng tài. Nó làm xấu đi hình ảnh của V.League 2020”.
Thực tế thì từ vài năm nay, đơn vị tổ chức các giải chuyên nghiệp là VPF đã “cầu cứu” trước thực trạng trọng tài Việt Nam thiếu và yếu. V.League 2020, Ban trọng tài VFF đã không thể sử dụng 6 trọng tài có kinh nghiệm, trong đó có 3 người từng là FIFA gồm: Nguyễn Hiền Triết, Nguyễn Trọng Thư và Trương Hồng Vũ, trong khi 4 trợ lý khác cũng “ngồi chơi, xơi nước” vì trượt thể lực. V.League năm nay chỉ còn 2 trọng tài FIFA (Ngô Duy Lân, Hoàng Ngọc Hà), Ban trọng tài phải đôn lên hàng loạt trọng tài trẻ, mới. Bởi tay nghề không cứng, thiếu độ rắn mặt lẫn từng trải và bản lĩnh còn kém nên khi sai hoặc thấy đồng nghiệp sai, họ bị tâm lý sợ. Vì thế, “nếu gặp những huấn luyện viên, đội bóng dùng tiểu xảo để gây áp lực, họ sẽ càng thêm căng thẳng, mất kiểm soát dẫn đến sai sót trong những trận đấu”-ông Xương nhấn mạnh.
Đâu là giải pháp?
Theo ông Xương, việc các trọng tài bị “đè” là hệ quả từ việc điều hành thiếu sâu sát của những người làm công tác tổ chức cũng như chính VFF, trong việc chấn chỉnh hành vi các đội bóng, đưa ra các chế tài đủ sức răn đe. Ông dẫn chứng:  “Chẳng hạn hành vi của đội Bình Dương lẫn Hà Nội ở trận đấu mới đây đều rất phản cảm. Cầu thủ, huấn luyện viên 2 đội đều lao vào sân, tranh cãi quyết liệt, thậm chí còn cãi nhau với cả nhân viên khiêng cáng nhưng cuối cùng, không có án phạt nào được đưa ra. Cuối cùng dư luận không biết ai đúng, ai sai trong chuyện này cả”.
Đối với trọng tài, ông Xương cũng cho rằng phải mạnh tay kỷ luật nặng với những ai mắc sai sót lớn, ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Nếu cảm thấy các trọng tài nội không đảm đương được nhiệm vụ, Ban trọng tài VFF nên mời các đồng nghiệp nước ngoài để điều khiển các trận đấu. Cựu huấn luyện viên đội Bình Dương nhấn mạnh làm tốt 2 điều này, các trận đấu V.League may ra mới diễn ra suôn sẻ. Còn nếu không, điều đó rất dễ châm ngòi cho mồi lửa cho sự quá khích trên khán đài và đến lúc đó càng dễ mất kiểm soát hơn.
Còn cựu cầu thủ Nguyễn Ngọc Thanh cho rằng, giải pháp lâu dài, để chấm dứt việc trọng tài bị lấn át, đe dọa là V.League phải áp dụng VAR (hệ thống trợ lý trọng tài video). “Việc cầu thủ, ban huấn luyện đội bóng phản ứng là chuyện bình thường. Bởi năm nay thể thức thi đấu đã thay đổi, khiến các đội bóng chịu nhiều áp lực, các trận đấu căng hơn. Nếu có VAR, trọng tài sẽ được hỗ trợ, các quyết định sẽ chính xác hơn, khiến cầu thủ 2 đội phải nghe theo chứ không có chuyện tranh cãi nữa”. Cũng ủng hộ chuyện dùng VAR là huấn luyện viên Minh Đức, khi phát biểu: “Bóng đá Việt Nam rất cần VAR một mặt giúp trọng tài đưa ra các quyết định công tâm hơn, trung thực hơn mặt khác làm cho cầu thủ hạn chế tiểu xảo trong trận đấu. Bởi anh chơi tiểu xảo, bạo lực cũng sẽ bị phát hiện”.
NGUYỄN ĐĂNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

(GLO)- Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào chơi billiards pool (bida lỗ) tại TP. Pleiku trở nên sôi động và thu hút đông đảo người chơi. Nhiều câu lạc bộ (CLB) có quy mô lớn đã xuất hiện, đem đến sự lựa chọn phong phú cho giới trẻ.
Lan tỏa yêu thương qua từng bước chạy

Lan tỏa yêu thương qua từng bước chạy

(GLO)-

Đó là thông điệp mà Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai Marathon muốn mang đến trong giải chạy thiện nguyện mang tên “Trái tim yêu thương” được tổ chức vào sáng 16-6 tại Khu đô thị suối Hội Phú (TP. Pleiku) thu hút gần 500 runner trong và ngoài tỉnh tham gia.