Trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao: Nhiều triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đề tài “Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình, kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt” được triển khai tại trại sản xuất thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) bước đầu đã mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho nông dân.
Quy trình đơn giản
Đầu năm 2021, quy trình này được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ do ThS. Trần Thị Hoàng Nguyên làm Chủ nhiệm đề tài. Trước đó, quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ nghiên cứu, hoàn thiện tại tỉnh Bình Định và được công nhận cấp cơ sở.
Thạc sĩ Trần Thị Hoàng Nguyên cho biết: Quy trình trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt rất đơn giản. Trước tiên, cần phun khử khuẩn nhà màng nhằm phòng trừ các bệnh gây hại như côn trùng, nấm và vi khuẩn… Tiếp theo là gieo hạt trong khay. Sau 10-15 ngày gieo hạt, sẽ cấy cây con vào túi bầu 2 lớp PE đựng giá thể (xơ dừa) đã qua xử lý. Sau 15 ngày kể từ khi cấy cây con vào túi bầu sẽ thực hiện lần lượt các bước như quấn dây, bấm chồi nách, thụ phấn bằng ong, xác định vị trí để quả và chỉ chọn để lại mỗi dây một quả, tỉa nhánh, lá không cần thiết, bấm ngọn… Dưa lưới trồng trong nhà màng sẽ được ăn dinh dưỡng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt 7-8 lần/ngày, mỗi lần tưới 4-5 phút bằng hệ thống tưới tự động. Toàn bộ phân bón đều sử dụng loại phân bón hòa tan, đi theo hệ thống tưới tự động nhỏ giọt. 
Cũng theo ThS. Trần Thị Hoàng Nguyên, Trung tâm tiếp nhận quy trình này từ đầu tháng 1 đến hết tháng 12-2021, triển khai trồng thực nghiệm trong nhà kính rộng 1.000 m2, với 5 giống dưa lưới: Chu Phấn, Đế Đắc Mật, Kim Hoàng Hậu, HL05 và TL3. Triển khai đề tài này bao gồm các nội dung: hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới trong nhà kính, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; theo dõi và đánh giá kết quả qua 2 vụ sản xuất thực nghiệm; chọn giống phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Gia Lai, sản xuất 2 vụ tiếp theo; cuối cùng là nhân rộng cho nông dân trên địa bàn tỉnh, cụ thể là chuyển giao quy trình kỹ thuật và hướng dẫn công nghệ.
Thạc sĩ Trần Thị Hoàng Nguyên bên vườn dưa lưới thực nghiệm. Ảnh: T.B.Đ
Thạc sĩ Trần Thị Hoàng Nguyên bên vườn dưa lưới thực nghiệm. Ảnh: T.B.Đ
Hướng sản xuất hiệu quả
Sau một thời gian thử nghiệm, 3 giống dưa: Chu Phấn, HL05 và TL3 đã cho thu hoạch. “Qua quá trình thực hiện và theo dõi đề tài, chúng tôi nhận thấy giống dưa lưới HL05 và TL3 là ưu việt nhất trong 5 loại giống đang triển khai, sẽ được chuyển giao đến nông dân trong tỉnh sau khi kết thúc đề tài”-ThS. Trần Thị Hoàng Nguyên cho biết.
Cụ thể với giống HL05, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ 60-65 ngày, có sức kháng bệnh cao. Về chất lượng, giống HL05 có độ ngọt (độ Brix) cao 13-15 độ, quả giòn, trọng lượng 1,5-1,8 kg/quả. Còn giống TL3 có độ ngọt 14-16 độ, các chỉ số khác tương đương với giống HL05. 
Đánh giá về đề tài, TS. Vũ Văn Khuê-Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ-cho biết: Trước khi triển khai thực nghiệm ở Gia Lai, quy trình trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đã được thử nghiệm và hoàn thiện ở tỉnh Bình Định. Quy trình này có nhiều ưu điểm như canh tác trong điều kiện nhà màng có mái che, sử dụng túi bầu PE, trồng cây trên nền giá thể xơ dừa đã qua xử lý, sử dụng dung dịch dinh dưỡng hòa tan hoàn toàn thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt nên chủ động được thời vụ. Theo đó, số vụ canh tác trong năm tăng lên so với canh tác thông thường. Tại Bình Định, sau khi triển khai đã chọn được 2 giống là Chu Phấn và Kim Hoàng Hậu có thể chuyển giao cho nông dân. 
Thạc sĩ Trần Thị Hoàng Nguyên: “Quy trình này sẽ được nhân rộng, chuyển giao đến nông dân trong tỉnh. Trung tâm trực tiếp hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật, công nghệ từ đầu đến khi thu hái, bảo quản. Hiện tại, dưa quả tại Trung tâm với giống TL3 có giá sỉ là 18 ngàn đồng/kg, giá bán lẻ 28 ngàn đồng/kg; giống HL05 bán sỉ 28 ngàn đồng/kg, giá lẻ là 38 ngàn đồng/kg”.
TRẦN BÌNH ĐỊNH

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.