Trồng dâu nuôi tằm có thể lời 200 triệu/năm, vậy mà bị "quên lãng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù sản lượng tơ tằm của Việt Nam đang đứng trong tốp 5 của thế giới, tuy nhiên ngành dâu tằm tơ đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu nguồn giống, nghiên cứu khoa học còn chậm phát triển. Để ngành này phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng Bộ NNPTNT, các địa phương trọng điểm cần có những giải pháp thực tế, mang tính đột phá.
 

“Nghề hot” bị lãng quên

Tại Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ lâu đời, trở thành nghề truyền thống ở nhiều vùng quê. Có thời điểm cả nước diện tích dâu lên đến 38.000ha, sản lượng kén 26.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sau đó nghề này đã dần chững lại, thậm chí có nơi bà con không còn trồng dâu nuôi tằm, lấy kén.


 

Hiện có khoảng 90% trứng giống tằm phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Văn Long
Hiện có khoảng 90% trứng giống tằm phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Văn Long



Thời gian gần đây, trước nhu cầu của thị trường, nghề dâu tằm tơ lại đang được khôi phục. Trao đổi với phóng viên Báo NTNN tại hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững tổ chức tại Lâm Đồng mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đang dần khôi phục ngành dâu tằm tơ, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, các chuỗi liên kết của chúng ta còn chưa chặt chẽ, chưa tạo được giá trị gia tăng từ các sản phẩm dâu tằm tơ. Thứ hai, nghiên cứu khoa học công nghệ chưa tạo được động lực để thúc đẩy ngành tằm tơ, nâng cao sự cạnh tranh.

Thứ 3, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốcvẫn chưa so sánh được với các thị trường khác trên thế giới. Thứ 4, giống dâu của chúng ta có năng suất cao và đã chủ động được, tuy nhiên giống tằm, đặc biệt là giống lưỡng hệ kén trắng còn nhiều hạn chế, phải nhập khẩu với giá cao”.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, có tới 90% lượng trứng tằm giống chúng ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Đặc biệt, đội ngũ nghiên cứu, làm về dâu tằm tơ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng cho biết, trong thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ có chương trình tổng thể về phát triển dâu tằm tơ cả trước mắt và dài hạn. Trong đó sẽ tập trung các giải pháp về khoa học công nghệ, chủ động về giống tằm như đã làm với giống dâu trong những năm qua.

Đặc biệt, Bộ NNPTNT sẽ thống nhất với tỉnh Lâm Đồng, hàng năm tổ chức hội nghị ngành hàng toàn quốc tại Lâm Đồng, có trưng bày triển lãm các sản phẩm để xúc tiến thương mại, đồng thời có những đánh giá, phê bình, phản biện tại hội nghị nhằm giúp các đơn vị liên quan có môi trường tiếp nhận thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp. Qua đó, ngành dâu tằm tơ sẽ dần đổi mới công nghệ, phát triển bền vững trong tương lai.


 

 Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), với 1ha trồng dâu, người nuôi tằm có thể lời 200 triệu đồng/năm.  Ảnh: V.L
Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), với 1ha trồng dâu, người nuôi tằm có thể lời 200 triệu đồng/năm. Ảnh: V.L


"Các doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng trứng tằm giống cần chủ động liên hệ với đối tác cung ứng trứng tằm để đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết theo quy định trong nhập khẩu chính ngạch trứng tằm”.

Ông Nguyễn Văn Sơn

Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, để nghề chăn nuôi tằm phát triển bền vững, các đơn vị liên quan cần tập trung nghiên cứu để lai tạo các giống tằm cao sản thế hệ mới nhằm đáp ứng nguồn cung trong nước. Quan tâm nghiên cứu, tạo ra các giống dâu tằm cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị kết hợp nghiên cứu, sản xuất giống tằm trong nước với nhập khẩu chính thức giống tằm; hướng dẫn các tổ chức và cá nhân nhập khẩu giống tằm tiến hành đăng ký nhằm tăng cường quản lý giống, giám sát chất lượng và kiểm soát dịch bệnh.

Nhiều tiềm năng

Nhận định về ngành dâu tằm tơ của Việt Nam, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Ngành dâu tằm tơ của Việt Nam nói chung và của Lâm Đồng nói riêng là ngành có nhiều tiềm năng và triển vọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm phát triển tương xứng với lợi thế sẵn có. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dâu tằm tơ của Việt Nam đạt 60 triệu USD, song nhập khẩu tơ tằm lên đến 104 triệu USD, nhu cầu dự báo tăng lên 20% trong thời gian tới. Cuộc sống tăng cao và nhu cầu về tơ lụa trong may mặc, văn hóa, thời trang rất lớn là cơ hội và cũng là thách thức đối với ngành dâu tằm tơ nước ta”.

Tại Lâm Đồng, tổng diện tích trồng dâu tằm hiện trên 8.500ha, chiếm khoảng 70% diện tích dâu của cả nước, sản lượng lá dâu 160.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt 10.800 tấn/năm. Đặc biệt, Lâm Đồng đã có 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm, 45 tổ hợp tác, 12 HTX trồng dâu, nuôi tằm.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, để giải quyết các khó khăn về giống, đề nghị Bộ làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Lâm Đồng được nhập khẩu trứng tằm theo đường chính ngạch. Đồng thời hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng và các doanh nghiệp tìm các nguồn cung cấp trứng tằm giống từ các nước khác ngoài Trung Quốc, tránh phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay.

“Về lâu dài, đề nghị Bộ NNPTNT giao các đơn vị trực thuộc tiếp tục nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm đảm bảo chất lượng” - ông Sơn nói.

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/trong-dau-nuoi-tam-co-the-loi-200-trieu-nam-vay-ma-bi-quen-lang-1066016.html
 

Theo Văn Long (Dân Việt)
  

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.