Triển vọng từ nuôi gà lai Lương Phượng ở Ayun Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu năm 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai thử nghiệm mô hình nuôi gà Lương Phượng lai với gà trống mía tại 7 hộ dân thuộc phường Cheo Reo và xã Ia Sao. Đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Anh Đỗ Văn Hùng (tổ 4, phường Cheo Reo) cho biết: Đầu tháng 2-2020, gia đình được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa vận động tham gia mô hình. “Sẵn gia đình đang nuôi gia cầm các loại nên tôi đã đồng ý với hy vọng sẽ có giống gà lai chất lượng cao, mang lại nguồn thu ổn định. Tham gia mô hình, gia đình tôi được hỗ trợ 200 con gà giống cùng với thức ăn, thuốc thú y...”. 
Hầu hết các hộ đều đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm, khi tham gia mô hình còn được cán bộ thú y trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, khử trùng chuồng trại nuôi, tiêm vắc xin để phòng ngừa dịch bệnh... giúp đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt. Theo anh Hùng, 1 con gà lai nuôi trong 6 tháng đạt trọng lượng 2-2,2 kg và bắt đầu đẻ trứng.  
Đàn gà lai Lương Phượng của gia đình anh Đỗ Văn Hùng (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa). Ảnh: Đinh Yến
Anh Đỗ Văn Hùng (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) chăm sóc đàn gà lai Lương Phượng của gia đình. Ảnh: Đinh Yến

“Sau một thời gian nuôi giống gà này, tôi thấy chúng sinh trưởng, phát triển tốt, chưa có dấu hiệu dịch bệnh. Gà có mẫu mã đẹp, chân nhỏ, dễ nuôi, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn gà địa phương. Gà có đặc tính đẻ trứng nhiều. Lứa trứng đầu không ấp giống nên gia đình để ăn và bán”-anh Hùng cho biết.

Theo anh Hùng, trứng gà lai Lương Phượng rất thơm ngon, lòng đỏ to nên có giá bán 3.500 đồng/quả, cao hơn trứng gà thông thường 500 đồng/quả. Thịt gà lai Lương Phượng có giá 130-150 ngàn đồng/kg, trong khi gà địa phương bán 110-120 ngàn đồng/kg. “Gia đình tôi vừa lai tạo thành công 200 con gà giống lai Lương Phượng, bán với giá 16.000 đồng/con, mang lại nguồn thu gần 3 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí”-anh Hùng chia sẻ.
Sau 1 năm những con gà giống Lương phượng của gia đình anh Hùng đã đẻ trứng. Ảnh. Đinh Yến
Sau 1 năm nuôi, những con gà giống Lương phượng của gia đình anh Đỗ Văn Hùng (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) đã đẻ trứng. Ảnh: Đinh Yến

Hộ anh Nguyễn Văn Sang (tổ 4, phường Cheo Reo) cũng khá thành công khi nuôi giống gà lai Lương Phượng. Sau khi được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật tiêu độc khử trùng chuồng trại để phòng ngừa dịch bệnh, gia đình anh đã nhận 200 con gà giống về nuôi, tỷ lệ gà sống đạt gần 100% và phát triển tốt.

Anh Sang thông tin: “Sau thời gian nuôi gà lai giống Lương Phượng với gà trống giống mía, tôi thấy giống gà này dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với giống gà ta truyền thống. Hiện nay, toàn bộ gà mái đều đã đẻ trứng lứa thứ 2, gia đình tôi đang cho ấp để bán gà giống”.

Khi biết một số hộ ở phường Cheo Reo tham gia mô hình nuôi giống gà lai Lương Phượng, anh Trần Phú Hưng (thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao) đã đăng ký tham gia. “Gia đình tôi được cấp 200 con gà giống lai Lương Phượng về nuôi. Giống gà này sinh trưởng, phát triển vượt trội so với gà địa phương, khả năng kháng bệnh và giá bán khá cao”-anh Hưng chia sẻ.  
Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa-cho biết: Mô hình nuôi gà lai Lương Phượng được thử nghiệm từ tháng 2-2020 và đã thu được những kết quả khả quan. Đây là giống gà đầu tiên được nhân giống trên địa bàn thị xã. Hy vọng, mô hình đáp ứng được giống gia cầm có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ kết quả bước đầu, Trung tâm dự kiến nhân rộng ra toàn thị xã trong thời gian tới. Để nhân rộng mô hình, năm 2021, Trung tâm có kế hoạch mua và cấp 1 máy ấp trứng gà công suất 5.000 trứng để hỗ trợ các hộ tham gia mô hình và người dân nuôi gà lai Lương Phượng. 
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.