Nuôi giống gà người Mỹ làm thú cưng, Việt Nam là món đại bổ, trai Hà Nội kiếm được 60 triệu/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở hữu trang trại rộng 3.000m2, anh Dương Trịnh Long, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nuôi 4.000 con gà đẻ và 2.000 gà hậu bị, chủ yếu là giống gà ác. Nhờ theo đuổi giống gà được người Mỹ làm thú cưng, lại là món ăn bổ dưỡng với người Việt, anh Long đã làm giàu với mô hình này.

Với việc chăn nuôi gà ác bài bản, sau khi trừ chi phí anh Long có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Long cho biết, công việc hàng ngày của anh là vào trại nuôi gà 4.000 con gà đẻ rồi nhặt từng quả trứng, rồi đặt nhẹ nhàng vào chiếc xô nhỏ, sau đó đưa trứng vào từng giàn để ấp.

Trở về quê sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chàng thanh niên sinh năm 1988 đã tiếp nối cơ nghiệp của cha mình, đó là nghề chăn nuôi gà đẻ trứng.

 

Anh Dương Trịnh Long, xã Phụng Thượng, Phúc Thọ (Hà Nội) đã làm giàu mô hình chăn nuôi gà đẻ ấp trứng
Anh Dương Trịnh Long, xã Phụng Thượng, Phúc Thọ (Hà Nội) đã làm giàu mô hình chăn nuôi gà đẻ ấp trứng


Bắt đầu vào nghề đúng vào thời điểm xã Phụng Thượng đang chuyển đổi đất lúa sang quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, do đó diện tích chăn nuôi của anh Long cũng đã được mở rộng lên 3.000m2. Theo đó, anh thiết kế 3 khu chuồng nuôi biệt lập và 2 khu để ấp trứng nhằm cung cấp con giống ra thị trường.

Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, anh Long cũng gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi. Để có thêm kiến thức nuôi gà đẻ trứng, ngoài việc tìm đọc tài liệu qua sách báo, trên mạng Internet anh Long còn chủ động đăng ký tham gia tập huấn về chăn nuôi gà đẻ trứng để có thêm kiến thức, đồng thời, thường xuyên nhờ cán bộ thú y viên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gà.

Nhờ vậy, đàn gà của anh Long phát triển khỏe mạnh và sau gần nửa năm bắt đầu đẻ lứa trứng đầu tiên. Tiếp đó, anh đầu tư thêm 2 máy ấp trứng để tăng sản lượng con giống đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Anh Long cho biết, nuôi gà ác, cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm ngừa các loại bệnh, đặc biệt là cúm gà.

Hàng ngày, anh phải quan sát phân gà để phát hiện và xử lý ngay các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh. Chuồng trại cũng được vệ sinh hàng ngày, nước uống được xử lý trước khi đưa đến chuồng. Gà con được úm trong lồng lưới có đèn sưởi ấp.

 

Công việc vào muỗi buổi sáng hàng ngày của anh Long là nhặt từng quả trừng vào xô, sau đó đưa trừng lên giản của máy ấp.
Công việc vào muỗi buổi sáng hàng ngày của anh Long là nhặt từng quả trừng vào xô, sau đó đưa trừng lên giản của máy ấp.

"Nuôi gà ác tuy đơn giản nhưng phải chịu khó, cần cù thì mới thành công. Đặc biệt, phải kiểm soát được khâu chọn giống, chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho gà. Một ngày có thể cho gà ăn nhiều lần nhưng yêu cầu thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, nước uống phải sạch sẽ, cần bổ sung thường xuyên điện giải, chất khoáng và vitamin", anh Long chia sẻ.

Về kỹ thuật cho gà đẻ, anh Long sử dụng đèn vào buổi tối, chỉ cho gà ngủ khoảng 6 tiếng. Ban đêm tăng cường thức ăn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

 

 Công việc điều khiển máy ấp trứng được anh Long thực hiện thuần thục.
Công việc điều khiển máy ấp trứng được anh Long thực hiện thuần thục.


Hiện, anh Long đang sở hữu 3 máy ấp trứng với công suất 2.000 trứng/lần ấp, vừa để có gà giống nuôi, vừa cung cấp con giống ra thị trường. Một tháng cơ sở của anh Long có thể cung cấp ra thị trường khoảng 4 vạn con giống.

Anh Long cho hay, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dịch cúm gia cầm nên thị trường con giống hoạt động khá trầm lắng, giá con giống rẻ hơn so với các năm trước. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ, anh Long cũng đã áp dụng nhiều phương pháp kinh doanh, giới thiệu sản phẩm gà giống của mình.

"Trước đây, giá gà giống đạt bình quân 8.000 đồng/con, năm nay giá giảm xuống chỉ còn 6.000 đồng/con. Để tìm được đầu ra ổn định, tôi cũng thường xuyên dùng mạng xã hội như Facebook, Zalo để kết nối, trao đổi với khách hàng cũng như tìm đầu ra cho gà giống của trang trại", anh Long nói.

Nhờ nhanh nhạy trong việc tìm thị trường cho sản phẩm của mình, anh Long vẫn kiếm được số tiền 50 - 60 triệu đồng/tháng từ việc bán con giống.


 

 Với 3 máy ấp trứng, mỗi ngày cơ sở của anh Long có thể ấp 2.000 quả trứng.
Với 3 máy ấp trứng, mỗi ngày cơ sở của anh Long có thể ấp 2.000 quả trứng.


Dẫn PV Dân Việt đi thăm quan mô hình nuôi gà đẻ trứng và hệ thống máy ấp trứng của gia đình, anh Long tâm sự: Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay tôi phải nếm trải nhiều khó khăn, thậm chí đã có những thời điểm đối mặt với thất bại cận kề.

"Có lần cả đàn gà bị bệnh, hai vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ, tưởng chừng như cả đàn gà mấy nghìn con không giữ lại được nhưng với kinh nghiệm của bản thân, cũng như sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã nên đàn gà mới giữ lại được một nửa đàn" - anh Long chia sẻ.

Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, anh Long đã gặt hái được thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng. Với mô hình chăn nuôi gà ấp trứng theo hướng an toàn sinh học, sản phẩm con giống của gia đình anh Long luôn được thị trường tìm đến và được người tiêu dùng tin tưởng.

Theo anh Long tính toán, một năm gia đình anh có thể thu lãi trên 500 triệu đồng từ việc bán con giống.

 

Khu chuồng nuôi gà ác của anh Long nhìn từ bên ngoài.
Khu chuồng nuôi gà ác của anh Long nhìn từ bên ngoài.
Hiện, anh Long đang nuôi 4.000 gà ác đẻ trứng và 2.000 gà hậu bị.
Hiện, anh Long đang nuôi 4.000 gà ác đẻ trứng và 2.000 gà hậu bị.

“Để nuôi gà ấp trứng đạt hiệu quả cao, ít bị hao hụt, người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giữ vệ sinh chuồng trại. Chuồng ấp luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Khu vực nuôi và ấp trứng nên để xa nhà để giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường và sức khỏe cho mọi người xung quanh. Thường xuyên chú trọng đến khâu chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và điều kiện nhiệt độ của lò ấp trứng phù hợp mới có thể thành công”, anh Long chia sẻ.


https://danviet.vn/nuoi-giong-ga-nguoi-my-lam-thu-cung-viet-nam-la-mon-dai-bo-trai-ha-noi-kiem-duoc-60-trieu-thang-20210106200621536.htm

Theo Bình Minh - Nguyễn Chương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.