Kông Chro mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản để nâng cao thu nhập.

Gia đình chị Vũ Thị Chi (thôn 9, xã Yang Trung) có 2 ha na hoàng hậu, hơn 1 ha nhãn và 1 ha trồng xen ổi, vú sữa hoàng kim, sầu riêng. Chị Chi cho hay: Trước đây, gia đình chị chủ yếu gắn bó với cây mía, mì, bắp nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Năm 2016, nhận thấy cây na hoàng hậu và nhãn cho thu nhập ổn định nên chị đã mạnh dạn mua cây giống về trồng. Sau 3 năm xuống giống, vườn cây bắt đầu cho thu bói.

“Tôi thấy cây na hoàng hậu và nhãn rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Cây phát triển nhanh, cho năng suất cao, quả ngọt. Năng suất na hoàng hậu đạt 7-10 tấn/ha, giá bán 20-40 ngàn đồng/kg tùy từng thời điểm. Còn cây nhãn bình quân năng suất đạt 7-15 tấn/ha, giá bán 20-30 ngàn đồng/kg. Như vậy, sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi héc ta cây ăn quả cho thu nhập 100-150 triệu đồng/năm, cao gấp 2-3 lần so với mía, mì. Gia đình đang làm hồ sơ để đưa sản phẩm na hoàng hậu tham gia Chương trình OCOP của huyện”-chị Chi cho biết.

Gia đình chị Vũ Thị Chi (thôn 9, xã Yang Trung) có 2 ha na hoàng hậu, hơn 1 ha nhãn và 1 ha trồng xen nhiều loại cây ăn quả (ổi, vú sữa hoàng kim, sầu riêng). Ảnh: L.N

Gia đình chị Vũ Thị Chi (thôn 9, xã Yang Trung) có 2 ha na hoàng hậu, hơn 1 ha nhãn và 1 ha trồng xen nhiều loại cây ăn quả (ổi, vú sữa hoàng kim, sầu riêng). Ảnh: L.N

Yang Trung là một trong những xã phát triển diện tích cây ăn quả mạnh nhất huyện Kông Chro. Toàn xã hiện có 152 ha cây ăn quả, tăng hơn 60 ha so với năm 2019. Trong đó, riêng diện tích nhãn là 55 ha, na 56 ha. Các loại cây này mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với cây mía, đậu, mì, rau màu. Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Brơn cho hay: Cây ăn quả phát triển mạnh trên địa bàn và cho thu nhập tương đối ổn định hơn những loại cây trồng khác. Để cây trồng phát triển ổn định, người dân đã đầu tư hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước và sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đồng thời, ứng dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, rải vụ thu hoạch để có giá bán cao hơn. Ủy ban nhân dân xã đã hỗ trợ người dân xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn. “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 xác định tập trung phát triển cây ăn quả. Theo đó, xã phấn đấu nâng diện tích cây ăn quả lên trên 250 ha, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị”-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Trung thông tin thêm.

Gia đình anh Nguyễn Tự Vững (thôn 2) là một trong những hộ tiên phong trồng cây ăn quả ở xã Kông Yang. Cách đây 6 năm, anh đã chuyển đổi 2,5 ha mía sang trồng nhãn và na dai. Anh Vững cho hay: Năm 2018, sau khi tìm hiểu thông tin, anh đã lặn lội về quê hương Hưng Yên mua cây giống nhãn Hương Chi và na dai về trồng. 3 năm sau, vườn cây đã cho quả bói. Tuy nhiên, anh Vững nhận thấy, cây na dai trồng ở xã Kông Yang có tỷ lệ đậu quả thấp. Đặc biệt, khi vào vụ thu hoạch, na chín rất nhanh, nếu thương lái thu mua chậm thì quả sẽ rụng hết. Thấy cây na dai chưa phù hợp nên anh lại chặt bỏ và thay thế bằng giống nhãn Hương Chi.

“Hiện nay, vườn nhãn của gia đình đã cho thu hoạch năm thứ 3. Năng suất nhãn sẽ tăng lên theo từng năm (năm đầu thu được 3 tấn, năm thứ 2 thu được 7 tấn, năm thứ 3 thu được gần 10 tấn). Cây nhãn bắt đầu vào kinh doanh chính thức phải từ năm thứ 9 trở đi. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới, tôi đã ép cho cây ra hoa đậu quả trái vụ nên dễ tiêu thụ, giá bán lại cao. Mấy năm qua, với giá bán 20-30 ngàn đồng/kg nhãn, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ha”-anh Vững phấn khởi nói.

Anh Nguyễn Tự Vững (thôn 2, xã Kông Yang) cắt tỉa cành và chăm sóc vườn nhãn. Ảnh: L.N

Anh Nguyễn Tự Vững (thôn 2, xã Kông Yang) cắt tỉa cành và chăm sóc vườn nhãn. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Quang Quốc-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Toàn huyện có hơn 871 ha cây ăn quả, tăng hơn 400 ha so với năm 2019. Năm 2023, UBND huyện đã phê duyệt các mô hình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và tem điện tử xác thực nguồn gốc hàng hóa tại 5 xã với quy mô 32,5 ha nhãn và bưởi da xanh. Những năm tiếp theo, UBND huyện sẽ tiếp tục thực hiện với cây na, chuối nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện một số sản phẩm cây ăn quả như mắc ca, nhãn T6, bưởi da xanh đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục vận động người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: chuối, nhãn, na, bơ, thanh long… Đây là những loại cây trồng phù hợp trong điều kiện nguồn nước tưới hạn chế, hiệu quả kinh tế mang lại cao và ổn định hơn các loại cây trồng khác. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu”-ông Quốc thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.