Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.

“Giải bài toán” khảm lá mì

Huyện Krông Pa có diện tích mì lớn nhất tỉnh với khoảng 23.000 ha. Hầu hết người dân sử dụng các giống mì cũ, năng suất thấp. Nhiều giống mì bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút đã trở thành nỗi lo thường trực của người dân. Để cây mì phát triển ổn định, đem lại thu nhập cao, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, đặc biệt là hỗ trợ các giống sạch bệnh cho người dân.

Ông Ksor Yim (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok) cho biết: Trước đây, ông trồng giống mì HL12. Do mì bị khảm lá vi rút với tỷ lệ nhiễm trên 50% nên năng suất chỉ đạt 25-27 tấn/ha. Năm 2022, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện triển khai mô hình trình diễn giống mì HN3, HN5 không bị bệnh khảm lá. Qua tìm hiểu, ông thấy 2 giống mì này cho năng suất cao và kháng bệnh khảm lá rất tốt.

“Vụ vừa rồi, 1 ha mì HN5 cho năng suất 35 tấn/ha, được nhà máy thu mua với giá 3.500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi hơn 50 triệu đồng. Tôi đang chuẩn bị 3 ha đất để tiếp tục trồng giống mì này. Ngoài ra, tôi còn chia hom giống cho các hộ trong buôn”-ông Yim vui vẻ nói.

Giống mì HN3 và HN5 được trồng khảo nghiệm tại huyện Krông Pa cho năng suất vượt trội. Ảnh: N.D

Giống mì HN3 và HN5 được trồng khảo nghiệm tại huyện Krông Pa cho năng suất vượt trội. Ảnh: N.D

Theo ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Trước đây, bà con chủ yếu sử dụng các giống mì trôi nổi nên thường bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã triển khai trồng giống mì HN3, HN5 kháng bệnh khảm lá để cung ứng hom giống giúp bà con từng bước mở rộng diện tích.

Hiện nay, ngoài giống mì KM94 sạch bệnh đang chiếm diện tích lớn thì giống mì HN5 cũng được người dân nhân rộng với diện tích trên 500 ha. “Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình khảo nghiệm giống mì HN3, HN5 để cung ứng giống cho người dân”-ông Châu thông tin.

Tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, bệnh khảm lá mì cũng lây lan trên diện rộng. Vì vậy, việc xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm nhân giống mì sạch bệnh để người dân sản xuất cũng được quan tâm thực hiện.

Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-chia sẻ: Nhằm ngăn chặn hiệu quả bệnh khảm lá trên cây mì, 2 năm trở lại đây, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ động phối hợp với các đơn vị xây dựng mô hình trình diễn để người dân tiếp cận, học tập kinh nghiệm.

Năm 2023, Phòng phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên trồng khảo nghiệm 10 ha mì giống HN5 và HN3. Qua thực tế thu hoạch, năng suất các giống mì này đạt 40 tấn/ha. Đặc biệt, từ khi trồng đến thu hoạch chỉ khoảng 8 tháng, trong khi các giống mì cũ thường kéo dài 1 năm.

“Năm 2024, chúng tôi tiếp tục triển khai trồng 50 ha mì giống HN5 tại các xã: Ia Peng, Chư A Thai và Ia Piar để người dân tham khảo và nhân rộng giống mì mới này”-ông Quý thông tin.

Còn ông Lê Văn Nguyên-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa thì cho hay: Năm 2022, Trung tâm đã triển khai thí điểm mô hình trồng giống mì HN5 tại 3 xã: Kim Tân, Chư Răng và Pờ Tó với diện tích 20 ha. Sau thời gian trồng thử nghiệm, giống mì này sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là kháng được bệnh khảm lá, năng suất bình quân đạt 35-40 tấn/ha. Đây là tiền đề để huyện “phủ sóng” giống mì sạch bệnh.

Từ thành công của mô hình thí điểm, tháng 6-2023, Trung tâm tiếp tục nhân rộng mô hình tại xã Ia Tul và Chư Mố với 12 hộ tham gia trên diện tích 17 ha. “Theo tính toán, bình quân 1 ha mì sẽ cung ứng giống cho khoảng 10 ha vụ sau. Như vậy, phải mất 3-4 năm, huyện mới cơ bản phủ được giống mì sạch bệnh, tương ứng với diện tích khoảng 8.900 ha. Để rút ngắn thời gian, huyện vận động người dân chủ động mua giống mì HN5 đưa vào trồng nhằm cùng với địa phương sớm đẩy lùi bệnh khảm lá”-ông Nguyên kỳ vọng.

Đột phá từ những bộ giống lúa mới

Gia Lai có diện tích lúa nước hàng năm khoảng 73-75 ngàn ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Chư Prông, Đak Đoa… Những năm gần đây, nhiều giống lúa mới như: ST24, ST25, TBR39, TBR97, J02, ĐT100, HN6, Đài Thơm… cho năng suất, chất lượng cao được các hợp tác xã (HTX) và người dân đưa vào sản xuất đại trà thay thế dần các giống lúa cũ đã thoái hóa.

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện) cho biết: Những năm gần đây, HTX thường xuyên cung ứng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao như: ST24, ST25, TBR39, TBR97 để các thành viên sản xuất.

Trong đó, HTX hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất và thu mua sản phẩm cho người dân với giá cao hơn thị trường để phát triển thương hiệu “Gạo Phú Thiện”. Nhờ có những bộ giống lúa mới mà sản phẩm gạo của HTX đã được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Khảo nghiệm giống lúa TBR39 tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: N.S

Khảo nghiệm giống lúa TBR39 tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: N.S

Trong khi đó, việc lựa chọn những giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và sâu bệnh hại, thích ứng với biến đổi khí hậu để bổ sung vào cơ cấu giống chủ lực của tỉnh là mục tiêu mà Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh chú trọng thực hiện.

Ông Phạm Cường-Giám đốc Trung tâm-cho hay: Những năm gần đây, Trung tâm khảo nghiệm nhiều giống lúa mới phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng từng vùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Hàng năm, Trung tâm cung cấp 200-300 tấn lúa giống và nếp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

Ngoài ra, đơn vị phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài BOLD về đánh giá năng suất 270 dòng lúa bản địa trong điều kiện tại Gia Lai. Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với một đơn vị sản xuất lúa giống bố mẹ và hạt siêu nguyên chủng chất lượng cao.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan-Chủ trang trại chọn tạo, sản xuất giống cây trồng và phát triển nông nghiệp Tây Nguyên: Vụ Đông Xuân 2023-2024, đơn vị phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Gia Lai sản xuất thử nghiệm để chọn lai tạo các giống lúa thuần và lúa lai, nhân giống bố mẹ và hạt siêu nguyên chủng cây lúa. Đây được xem là bước khởi đầu trong sản xuất, lai tạo các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao.

“Về lâu dài, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Gia Lai sẽ mở rộng diện tích sản xuất vì giống lúa F1 có giá 80-90 ngàn đồng/kg, 1 ha thu được 4 tấn lúa giống F1. Đặc biệt, đã có đơn vị đặt hàng cho Trung tâm sản xuất gia công. Vì vậy, trước mắt, Trung tâm sản xuất giống lúa F1 sẽ có thu nhập và tiếp cận được công nghệ sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai, nhân giống bố mẹ và hạt siêu nguyên chủng cây lúa”-ông Hoan khẳng định.

Người dân huyện Phú Thiện bón phân chăm sóc cây mì. Ảnh: N.D

Người dân huyện Phú Thiện bón phân chăm sóc cây mì. Ảnh: N.D

Trao đổi với P.V, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Những năm gần đây, Sở tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và bố trí giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở từng vùng. Hiện nay, ngành Nông nghiệp và PTNT đã xác định rõ bộ giống mới có năng suất, chất lượng cao để cơ cấu phù hợp với từng vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Sở còn phối hợp với các doanh nghiệp chuyên cung cấp giống cây trồng mới, năng suất cao xây dựng các mô hình khuyến nông trồng khảo nghiệm để xem sự sinh trưởng phát triển phù hợp với đất đai, kháng sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm mở rộng diện tích sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xác định các giống lúa nước chủ lực trên địa bàn tỉnh như: J02, HL12, ĐT100, HN6, ST24, ST25, TBR39, TBR97… Bên cạnh đó, triển khai thí điểm mô hình trồng các giống mì KM94 sạch bệnh, HN3, HN5 kháng bệnh khảm lá để từng bước mở rộng diện tích trên toàn tỉnh.

“Cơ cấu giống cây trồng của tỉnh đã thay đổi rất nhiều. Các giống lúa, mì có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt được nông dân các địa phương đưa vào gieo trồng đại trà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương, giúp người dân sản xuất ổn định, góp phần nâng cao thu nhập”-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.