Trao học bổng cho 250 cá nhân tiêu biểu ở miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã nỗ lực đổi mới hoạt động, tích cực tham mưu Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách về khuyến học, khuyến tài.
Ban tổ chức trao học bổng cho các học sinh, sinh viên và người lớn có nhiều thành tích tiêu biểu trong học tập. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Ban tổ chức trao học bổng cho các học sinh, sinh viên và người lớn có nhiều thành tích tiêu biểu trong học tập. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Sáng 14/7, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng “Học không bao giờ cùng” lần thứ 3 cho các học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và người lớn có nhiều thành tích tiêu biểu trong học tập thường xuyên của 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự lễ.

Ban Tổ chức đã trao học bổng cho 250 đại biểu gồm 165 học sinh (trong đó có 20 học sinh Tiểu học, 74 học sinh Trung học Cơ sở, 71 học sinh Trung học Phổ thông) và 85 người lớn.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và các cấp Hội đã nỗ lực đổi mới hoạt động, phát triển tổ chức Hội, tích cực tham mưu Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách về khuyến học, khuyến tài.

Mới đây, Hội đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua học tập trong cả nước, lan tỏa nhiều mô hình học tập, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo Phó Chủ tịch nước, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến nhiều thuận lợi cho công tác khuyến học, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam cần phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực; trong đó, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong phát triển đất nước.

Vì vậy, phong trào khuyến học cần gắn với đổi mới giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới là tư duy sáng tạo, khả năng tiếp thu, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, có khát vọng cống hiến phụng sự đất nước và nhân dân.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian tới, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam sẽ phát huy vai trò của mình. Mỗi đại biểu được nhận học bổng, cùng nhiều tấm gương hiếu học trong cả nước sẽ lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời, làm cho phong trào “Học tập đến cùng” phát huy hiệu quả.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã và đang triển khai chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và thu được nhiều kết quả đáng trân trọng, được nhân dân ghi nhận và đồng tình hưởng ứng.

Ba năm qua, học bổng “Học không bao giờ cùng” được Hội tổ chức ở tất cả các vùng, miền, các tỉnh trong cả nước, đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Hoạt động đã khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân, noi theo tấm gương tự học sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, hoạt động này một lần nữa khẳng định tinh thần hiếu học của nhân dân là bất diệt, ngày càng được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, các cấp, ngành cần quan tâm tạo mọi điều kiện để người dân được học, học thường xuyên, học suốt đời.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.