Trao học bổng cho 20 học sinh dân tộc thiểu số huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 4-4, tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ trao học bổng “Ươm mầm tương lai” lần 2 dành cho các học sinh dân tộc thiểu số hiếu học. 

Học bổng do Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh trao tặng, gồm 30 phần quà và 20 suất học bổng trị giá 1 triệu đồng tiền mặt/suất.

Học sinh được trao tặng học bổng đợt này là 19 em người Jrai, 1 em người Tày hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vượt khó vươn lên trong học tập. Học bổng là niềm động viên, khích lệ để các em tiếp tục cố gắng vươn lên trong học tập, bước xa hơn trên hành trình tìm kiếm con chữ.

Trao học bổng "Ươm mầm tương lai" cho 20 học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Pa. Ảnh: Ninh Văn Dậu

Trao học bổng "Ươm mầm tương lai" cho 20 học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Pa. Ảnh: Ninh Văn Dậu

Đây là lần thứ 2 Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số ở ngôi trường vùng khó của huyện Krông Pa. Đại diện lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ tiếp tục đồng hành lâu dài với học sinh dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho các em vươn lên, vơi bớt khó khăn trên hành trình tìm kiếm tri thức.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.