Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
Du khách hào hứng nới rộng vòng xoang cùng bà con Jrai xã Ia Mơ Nông.

Du khách hào hứng nới rộng vòng xoang cùng bà con Jrai xã Ia Mơ Nông.

Mô hình “Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông” được chị H’Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông thành lập với mong muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương; đồng thời bảo tồn, gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai như: Cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán; kết hợp những cảnh đẹp tự nhiên của địa phương để phát triển du lịch.

Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Ia Mơ Nông trình diễn dệt thổ cẩm phục vụ du khách.
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Ia Mơ Nông trình diễn dệt thổ cẩm phục vụ du khách.

Đến đây, du khách được trải nghiệm nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo trong sinh hoạt hàng ngày của người Jrai địa phương như: dệt thổ cẩm, đan lát, giã gạo, thưởng thức văn hóa ẩm thực và hòa mình vào tiếng cồng chiêng, nhịp xoang rộn ràng.

Các thành viên tích cực đan gùi, giữ gìn nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông.
Các thành viên tích cực đan gùi, giữ gìn nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông.

Hiện đã có một số Công ty tiến hành ký kết hợp tác cung cấp các sản phẩm truyền thống của người dân địa phương tại các chuỗi cửa hàng tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Mô hình du lịch cộng đồng tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ xã Ia Mơ Nông.
Mô hình du lịch cộng đồng tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ xã Ia Mơ Nông.

Ngày càng có nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm những hoạt động của tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông; qua đó, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Jrai địa phương đến khách du lịch.

Du khách hào hứng với các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào Jrai tại xã Ia Mơ Nông.
Du khách hào hứng với các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào Jrai tại xã Ia Mơ Nông.
Du khách thưởng lãm văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.
Du khách thưởng lãm văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.