Trải nghiệm cùng thác Yon Tok

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thác Yon Tok thuộc địa phận xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nơi đây có sự góp mặt của 3 dòng thác: thác chính ở giữa ầm ào ngày đêm và 2 thác phụ ở hai bên như suối tóc muôn đời chảy mãi. Khi những tia nắng cuối ngày chiếu xuống, thác Yon Tok tựa như dải lụa mềm mại, bồng bềnh trôi.

Thác Yon Tok. Ảnh: Anh Huy
Thác Yon Tok. Ảnh: Anh Huy

Theo người dân quanh vùng, trước đây, rất ít người biết đến thác nước này. Chỉ có người dân trong làng, trong xã cứ mỗi chiều lại tìm đến đây để hòa mình trong dòng nước mát sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Vài năm trở lại đây, thác nước này đã được nhiều người tìm đến để trải nghiệm, thư giãn. Thác nước cách đường liên xã Ia Glai đi xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê) chưa tới 1 km, xe máy có thể đi đến tận nơi. Trên cung đường ấy, du khách còn có dịp trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa với lớp lớp ruộng bậc thang và những rẫy điều, cà phê xanh mướt triền đồi.

Để xe máy lại vườn điều phía trên đỉnh thác, du khách men theo con đường mòn xuống phía dưới thung lũng, nơi có 3 ngọn thác. Thác chính ở giữa, 2 thác phụ uốn lượn hai bên khá cân xứng.

Thác chính có độ cao từ chân đến đỉnh chừng 20 m và độ dàn trải của dòng chảy khá rộng. Nước từ trên cao đổ xuống va vào các tảng đá xếp thành tầng trước khi rơi xuống mặt hồ tạo nên từng làn bọt tung trắng xóa. Từ phía dưới chân thác có thể ngắm nhìn dòng thác đổ xuống mặt hồ, cảm nhận từng hạt nước thấm vào người và thả mình vào khung cảnh thiên nhiên trong lành, mát rượi.

Nhiều du khách lựa chọn cụm thác vì cảnh sắc thiên nhiên với nhiều phiến đá, cây xanh. Ảnh: Anh Huy
Nhiều du khách lựa chọn cụm thác Yon Tok để vui chơi vì khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với nhiều phiến đá, cây xanh. Ảnh: Anh Huy

Không ầm ào, mạnh mẽ như thác chính, dòng nước từ 2 thác phụ róc rách chảy qua các khối đá hình trụ mang đến cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái. Du khách có thể trải nghiệm cảm giác đứng dưới chân thác để nước từ trên đổ trực tiếp xuống người hoặc đứng bên cạnh những dây leo bám vào phiến đá để có được những tấm hình ưng ý. Xung quanh thác còn có nhiều cây xanh, dây leo chằng chịt và các phiến đá to, bằng phẳng để du khách nghỉ ngơi.

Em Nguyễn Hoàng Tân (làng Su B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) vui vẻ nói: Nghe nhiều người giới thiệu về thác nước này nên em cùng người thân tới đây tham quan. Quả thật, thác rất đẹp, nước trong và sạch. Nước ở mặt hồ cũng không quá sâu nên mọi người vừa có thể nô đùa dưới nước, vừa có thể bơi.

Kê những viên đá to để làm bếp, anh Dương Văn Hùng (xã Ia Hlốp) bày tỏ: “Nhóm bạn học của mình thường tổ chức họp mặt định kỳ. Năm nay, mọi người thống nhất tìm một địa điểm gần gũi thiên nhiên để giao lưu, con cái cũng có chỗ để chạy nhảy, vui đùa. Sau đó, mọi người quyết định chọn thác nước này vì cách trung tâm huyện không quá xa, việc di chuyển cũng thuận lợi. Xung quanh thác có nhiều tảng đá lớn, bãi đất trống bằng phẳng để tổ chức ăn uống, dựng lều dã chiến. Các cháu nhỏ khi đến đây đều rất thích và muốn quay trở lại nơi này”.

Để thác nước được nhiều người biết đến, thời gian gần đây, một số hộ dân trong làng đã san ủi mở rộng đường xuống thác. Một hộ dân có đất sản xuất ngay phía trên đỉnh thác đã làm 1 chiếc chòi nhỏ, có trồng cỏ xung quanh để du khách có thể thuận lợi ngắm nhìn dòng thác từ trên cao.

Hy vọng, với cảnh đẹp thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cùng với sự chân tình, hiếu khách của người dân, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn ngọn thác này để thư giãn cùng gia đình, người thân vào những ngày nghỉ.

ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Tăng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.000 ha

Tăng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hơn 1.000 ha

(GLO)-

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vừa tổ chức giao khoán thêm 1.040,22 ha rừng cho người dân xã Kon Pne (1.000 ha) và Đak Rong (40,22 ha) thuộc địa bàn huyện Kbang. Qua đó, nâng tổng số diện tích giao khoán của Vườn là 18.990,2 ha cho 29 nhóm hộ thuộc 18 cộng đồng thôn, làng vùng đệm của các huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa.

Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Làng Jút 2 phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Sau nhiều năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và liên tục giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa cấp huyện”, bà con làng Jút 2 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả, đến năm 2021, làng Jút 2 là làng đầu tiên ở huyện Ia Grai được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn NTM. Phát huy kết quả đã đạt được, bà con làng Jút 2 đang tập trung thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số vào năm 2024.

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

An Khê: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2023), các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.
Phường Tây Sơn “tiếp sức” cho hộ nghèo vươn lên

Phường Tây Sơn “tiếp sức” cho hộ nghèo vươn lên

(GLO)- Những năm qua, phường Tây Sơn (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, hoạt động truyền thông đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Một lần về Chư Mố

Một lần về Chư Mố

(GLO)- Là tôi đang nhắc đến lần về Chư Mố (khi đó thuộc huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) để viết về một mối tình được truyền tụng ở vùng đất này. Sông Ba mùa cạn, quãng sang Chư Mố từng lạch nước trông như lọn tóc đen vờn quanh doi cát trắng. Núi Mố nhô lên giữa cánh đồng rộng trông tựa quả trứng khổng lồ ai để lệch.