Thác nước giữa đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm giữa đại ngàn trùng điệp, thác Đê Kôn tung bọt trắng xóa, tiếng nước chảy rì rầm như bản hòa tấu, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ. Đây là một trong những con thác hiếm có ở xã Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) còn giữ được vẻ nguyên sơ, khơi gợi sự tò mò khám phá của du khách.
Du khách khám phá thác Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Phương
Du khách khám phá thác Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Phương
Cách làng Đê Kôn khoảng 1,5 km, thác Đê Kôn uốn mình quanh những triền đồi từ trên cao đổ xuống. Dòng nước trong vắt và mát lạnh chảy tràn trên những tảng đá khiến khung cảnh nơi đây vô cùng lãng mạn. Giữa vùng đồi núi rợp bóng cây xanh, rộn ràng tiếng chim rừng lảnh lót, hơi nước mát lạnh tỏa lên từ thác Đê Kôn vương vất trên những khuôn mặt háo hức của du khách khi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của ngọn thác này.
Ông Krưn-Trưởng thôn Đê Kôn-cho biết: “Con thác này được người dân địa phương gọi là thác Hră Hueh. Nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ. Nhiều du khách đến đây vào những ngày nghỉ cuối tuần”.
Càng lên cao, thác Đê Kôn càng đẹp với vô số những tảng đá rêu phủ xanh mờ. Về phía hạ lưu, dòng nước trong xanh, mát lạnh len lỏi giữa lèn đá tạo nên những bể bơi tự nhiên, hiền hòa. Mỗi bậc thác lại có vẻ đẹp riêng, nơi du khách có thể nằm phơi nắng trên những tảng đá, rồi ngâm mình trong dòng nước mát lạnh. Không gian nơi đây còn được tô điểm bởi rừng cây nguyên sinh, bóng tre, vô số thân cây leo... Anh Dui-người làng Đê Kôn-cho biết: “Thác này có loài ốc đá, cá suối rất ngon. Người dân đi làm rẫy về thường xuống tắm và bắt cá, ốc về làm thức ăn”.
Ông Trần Thanh Tuấn-Chủ tịch UBND xã Hà Ra-thông tin: “Chúng tôi vừa tổ chức khảo sát, đánh giá để đưa thác Đê Kôn vào quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian đến. Do chưa được quy hoạch nên thắng cảnh này chưa được đầu tư đúng mức, đường vào chưa có, chỉ là lối mòn. Xã cũng xây dựng kế hoạch bảo vệ và tuyên truyền người dân không được xâm hại cảnh quan”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.