"Trại 37 chú và nàng Bạch Tuyết" bên dòng Sê San

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ấy là tôi muốn nói đến 37 cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty Công trình ngầm (thuộc Tổng Công ty Thủy điện Sông Đà), một trong những đơn vị chủ lực xây dựng công trình thủy điện Ia Ly trước đây. Họ là những người đầu tiên “cơm vắt, ngủ rừng” bên dòng Sê San để đặt máy khoan đường hầm dẫn nước và đường hầm đặt các tổ máy cho Thủy điện Ia Ly.
Còn nhớ, một ngày mùa khô cuối năm 1992, tôi cùng các đồng nghiệp có chuyến công tác tại công trường xây dựng Thủy điện Ia Ly. Mấy ngày liền, chúng tôi lặn lội trong tiếng ồn ào xe cơ giới, bộn bề đất đá, cùng ăn cùng ở với những công nhân thi công trên công trường. Trong đó, ấn tượng nhất là đêm cùng với trại của 37 cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật bên sông Sê San đặt giàn khoan núi. Gọi “trại” là bởi: công ty thì đóng bản doanh bên tả ngạn sông Sê San (thuộc đất Gia Lai), còn họ-37 cán bộ, kỹ sư, công nhân thợ khoan hầm thì đóng trại tiền tiêu để khoan hầm đặt các tổ máy của Thủy điện Ia Ly ở bên hữu ngạn Sê San (thuộc đất Kon Tum). Cũng bởi, nơi này thực ra chỉ có cái lán sơ sài. May chăng lán của chỉ huy đội còn ra dáng cái nhà có bàn có líp che. Còn lại anh em mắc võng ngủ như bộ đội thời chiến.
 Cửa xả Thủy điện Ia Ly. Ảnh: internet
Cửa xả Thủy điện Ia Ly. Ảnh: internet
Khi ấy, người trực tiếp đưa chúng tôi đến trại là kỹ sư Trung và Đức phụ trách kỹ thuật, đồng thời là chỉ huy đội khoan núi. Ngày ấy, đập chưa ngăn nên việc đi lại giữa 2 bờ công trình Thủy điện Ia Ly phải vượt sông Sê San bằng xà lan hoặc ca nô. Khi chúng tôi đến thì anh em kỹ sư và công nhân đang lắp đặt giàn khoan hầm dẫn nước. Chứng kiến khoan hầm là vậy, nhưng với mắt thường của chúng tôi thì chỉ thấy đứng trước một vách núi như một bức trường thành, heo hút, hoang vu… Khi hoàng hôn buông xuống, chúng tôi theo mọi người về trại. Thấy anh em kỹ sư còn đang nấn ná như đợi ai… thì chợt có tiếng reo:
- A! Bạch Tuyết về rồi!
Đó là một phụ nữ ngồi trên cái xe máy “công trường” bám đầy đất đỏ với lỉnh kỉnh thực phẩm tươi sống. Và, khác mọi ngày là bữa nay có thêm can rượu, 2 thứ mà mọi người đang đợi: “Bạch Tuyết” và rượu, vì trại có khách. Giải thích cho chúng tôi, anh Trung hóm hỉnh rằng: “Trại có 37 chàng đực rựa, duy chỉ mỗi Mỵ là phụ nữ duy nhất vừa làm kỹ thuật vừa là “chị nuôi” cho cả đội”. Dừng đôi chút, Trung nói thêm: “Mỵ tuổi đã ngoài 30 nhưng vẫn mải mê năm tháng theo hết công trình này đến công trình khác, anh em xem Mỵ là “Bạch Tuyết” của mình”.
Đêm ấy, chúng tôi đã vui hết mình giữa chốn rừng thẳm cùng những người thợ khoan. Một không gian trữ tình, lãng mạn. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ, vẫn như đang nghe được cả tiếng suối róc rách, róc rách ngày nào, âm vọng bên tai. Và rừng thật lạ, phong lan ta mang từ rừng về nhà trồng hoa thường thơm vào buổi sáng, còn ở chốn thâm sơn này, màn đêm buông xuống lại có thoảng mùi hương. Và câu chuyện giữa chúng tôi mỗi lúc một gần để chia sẻ, hiểu nhau hơn. Mỗi người trong đội đều có một biệt danh: Trung và Đức đều học ở Liên Xô (cũ), Trung to cao giọng khàn nên gọi “Trung cồ”; kỹ sư Đức râu quai nón 37 tuổi chưa có một mảnh tình vắt vai gọi “Đức râu”. Còn Mỵ là nàng “Bạch Tuyết” của cả trại…
Bây giờ, mỗi khi có dịp cùng bạn bè thăm Nhà máy Thủy điện Ia Ly, ai cũng thốt lên về sự vĩ đại của công trình thế kỷ. Tôi và những người thạo biết về Thủy điện Ia Ly vẫn thường giới thiệu với bạn bè rằng: “Công trình có công suất lớn 720 MW, khởi công ngày 4-11-1993, phát điện tổ máy số 1 vào ngày 12-5-2000…”. Và, sau những lời giới thiệu ấy, tôi thường nhớ về ngày cũ-ngày của chuyến công tác mùa khô năm xưa, ngày của lần đầu nghe chuyện về Mỵ-nàng “Bạch Tuyết” bên dòng Sê San...
Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.