Tổng LĐLĐVN: Đề nghị công nhận một số nghề trong Quân đội là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng với nghề giáo viên mầm non và giáo viên dạy bộ môn giáo dục được đề nghị bổ sung vào nghề nặng nhọc để được về hưu trước tuổi 5 năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn đề nghị một số nghề trong Quân đội được công nhận là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công nhân Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng) - Ảnh minh hoạ. Ảnh: Hải Nguyễn
Công nhân Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng) - Ảnh minh hoạ. Ảnh: Hải Nguyễn


Những nghề được đề nghị đưa vào danh mục nặng nhọc, độc hại

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã đề nghị, công nhận các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà các cơ quan chức năng trong Quân đội đã tổng hợp, đề xuất, gồm: Sản xuất, sửa chữa khí tài hàng không bằng vật liệu Compozit; kỹ thuật viên bệ phóng tên lửa, xe huấn luyện AKO; khai thác, vận hành, sửa chữa, trang bị tác chiến điện tử; vận hành hệ thống tự động hóa chỉ huy tác chiến điện tử; nhân viên kiểm định đo lường về truyền hình; lắp đặp, sửa chữa hệ thống vale (van) trong đóng mới sửa chữa tàu quân sự; kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên hóa học, vật lý, dược liệu, pha chế, phân tích, kiểm nghiệm thuốc, dược liệu, hóa chất độc hại; kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên vi sinh, dược lý, pha chế hóa chất, kiểm nghiệm vi khuẩn, virus, nấm trong mẫu thuốc, kiểm nghiệm độc tính và đánh giá tác dụng của thuốc trên động vật thỏ, chuột; nghiên cứu viên và kỹ thuật viên bào chế, trang bị, nghiên cứu, sản xuất, tổng hợp thuốc, hóa dược, hóa chất và dụng cụ trang bị quân y; kiểm định viên thiết bị y tế, kiểm định, kiểm chuẩn, sửa chữa thiết bị y tế như máy chụp X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính, nồi hấp, nồi hơi, cân; thủ kho vật tư hóa chất và nhân viên quản lý chất lượng, tiếp nhận, bảo quản, cấp phát thuốc, hóa chất độc, dụng cụ trang bị quân y.

Vẫn chờ kết quả và hướng dẫn cụ thể

Trao đổi với phóng viên, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐVN) - cho biết: “Trên cơ sở tập hợp kiến nghị từ cơ sở, Tổng LĐLĐVN đã đề xuất sang Chính phủ bổ sung các công việc trên vào danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay, Tổng LĐLĐVN đang chờ kết quả và hướng dẫn để thực hiện”.

Bà Ngân cho biết, hiện nay, việc xây dựng, bổ sung một công việc vào danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang thực hiện theo Công văn Số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về việc hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, công văn này được ban hành đã khá lâu, từ năm 1995 và việc xác định trách nhiệm chính trong xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là của bộ, ngành chủ quản. Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp cân đối chung để ban hành.

Theo bà Ngân, như vậy, trong trường hợp người lao động và tổ chức Công đoàn (CĐ) đề nghị bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì chưa có hướng dẫn cụ thể. “Ví dụ, để đưa nghề giáo viên mầm non vào danh mục nặng nhọc thì CĐ chủ động thành lập đoàn khảo sát được không, hay phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo làm? Hay Tổng LĐLĐVN cần có các nghiên cứu cung cấp các số liệu chứng minh là bệnh nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại? Tuy nhiên, hiện nay, Tổng LĐLĐVN vẫn chưa nhận được trả lời về nội dung này” - bà Ngân nói.

Trao đổi với phóng viên chiều 13.1, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) - cho hay, việc xem xét, nghiên cứu danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ tiếp tục được giao từ ngày 1.1.2021. Trước đó, từ năm 2019, 2020, đơn vị có xin ý kiến về ngành nghề nặng nhọc, độc hại, song Bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý kiến gì liên quan đề xuất giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn giáo dục vào danh mục nghề nghiệp này.

Ông Thắng cho rằng, Thủ tướng Chính phủ có giao cho Bộ LĐTBXH nghiên cứu đề xuất của Tổng LĐLĐVN đề nghị giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn giáo dục vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Vì vậy, có thể năm nay sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

Cục trưởng Cục An toàn lao động cũng nêu quan điểm, giáo viên mầm non là nghề đặc thù. Nhiều cô giáo phản ánh cứ đến 40 tuổi không có khả năng giảng dạy phù hợp với trẻ. Vì vậy, phải có quỹ hỗ trợ để đào tạo, chuyển đổi việc làm cho họ khi hết tuổi làm nghề đặc thù. Quỹ này có thể được xin thông qua Bộ Tài chính, Chính phủ sẽ giao cho bộ, ngành nào đó có nhiệm vụ đào tạo họ làm nghề khác như dạy cấp 1, cấp 2 hoặc một số người quản lý, làm hành chính…

 

https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-de-nghi-cong-nhan-mot-so-nghe-trong-quan-doi-la-nang-nhoc-doc-hai-nguy-hiem-870633.ldo

Theo Bảo Hân - Hoa Lê (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.