Tôn trọng sự khác biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Họ cười tôi vì tôi không giống họ, tôi cười họ vì họ quá giống nhau”. Đó là câu nói đầy ấn tượng và cũng đầy xót xa của Joker-nhân vật phản diện được yêu thích nhất trong bộ phim “Hiệp sĩ bóng đêm” sản xuất năm 2008 của đạo diễn Christopher Nolan. Có lẽ càng sống trong kỷ nguyên của sự tương tác và kết nối, mỗi cá thể lại càng khát khao được nhìn nhận và tôn trọng giá trị riêng biệt của mình.

Tôi thường nghĩ về câu nói của Joker như một cách nhìn nhận lại vấn đề tôn trọng sự khác biệt, bởi chính tôi cũng đang sống giữa các mối quan hệ xã hội đa chiều. Lẽ thường, những người có cùng một hệ giá trị và trường năng lượng thì sẽ có xu hướng tìm đến nhau. Nhưng ngay cả đối với bạn bè thân thiết, đôi khi, chúng ta vẫn khác biệt trong quan niệm, lối sống, cách hành xử… chứ chưa nói đến số đông ngoài kia. Thế mà trên thực tế, chúng ta thường không chấp nhận những gì khác biệt với mình hoặc tỏ ra rất khó chịu khi thấy ai đó không cư xử theo cách mình mong muốn. Điều này vô tình dẫn đến những bất hòa, cự cãi không đáng có. Cũng vì thiếu tôn trọng sự khác biệt mà ta tùy tiện buông lời phán xét, dị nghị người khác. Tôi biết, nhiều lúc xuất phát từ tình thương và sự kỳ vọng, con người hay áp đặt và muốn thay đổi nhau. Đã có nhiều mối quan hệ dần rạn vỡ từ đó.

Thế giới có hơn 8 tỷ người. Ai cũng đều có lý do để trở nên khác biệt. Tuổi thơ, hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, tâm thức, trải nghiệm và những biến cố hoàn toàn khác nhau nên mỗi người chọn một lối riêng trong cách nhìn nhận và ứng xử với cuộc đời là điều dễ hiểu. Nếu sự lựa chọn ấy không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và lương tri con người thì đều được chấp nhận. Cũng giống như khi tôi chọn trang phục tối màu còn bạn thích rực rỡ. Không có đúng hay sai trong trường hợp này, chỉ là có phù hợp hay không. Hoặc tôi thích nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, trữ tình, còn bạn thích remix sôi động, điều ấy không có nghĩa tôi thiếu trẻ trung còn bạn thiếu tĩnh lặng.

Thú thật, khi biết ai đó phật ý trước cách hành xử của mình, tôi đều áy náy và tự xem xét bản thân có lỗi gì hay không. Sau này mới dần hiểu ra, không hẳn là sai mà đơn giản chỉ vì mình đã ứng xử không đúng theo ý của họ. Tôi nghĩ, mọi kết giao cần dựa trên nền tảng là sự tôn trọng. Nhưng để tôn trọng được sự khác biệt thì phải thấu hiểu. Hầu như chẳng ai đủ thông thái để hiểu hết lý do vì sao từng người quanh mình lại suy nghĩ như thế, cư xử như thế. Đôi mắt có tinh tường đến đâu thì cũng khó giúp con người thấu suốt mọi vấn đề. Chưa kể có nhiều chuyện không thể bằng mắt mà nhìn ra được. Vậy cớ gì chúng ta lại cứ áp đặt người khác, bắt họ nhất nhất theo ý mình?

Nếu ta hiểu xã hội là tổng hòa của mọi khác biệt thì có lẽ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Bằng vốn sống đã tích lũy được qua năm tháng, bản thân mỗi người đều hiểu được mình là ai, muốn gì, lựa chọn ra sao để dù nhỏ bé đến đâu vẫn giữ được trọn vẹn giá trị bản thể. Tôi thích những người dám khác biệt. Có được bản lĩnh ấy là vô cùng đáng quý. Tất nhiên, dám khác biệt không phải là cố trở nên lập dị để đi ngược với số đông mà là can đảm sống đúng với hệ giá trị mà bản thân mình đã lựa chọn ngay từ đầu. Bây giờ, khi đứng trước những suy diễn, xét nét, tôi cũng không còn quá bận tâm tìm cách thanh minh; cũng không vì cả nể mà gượng ép mình phải thay đổi để làm vừa lòng người khác. Tôi bỗng nhớ tới một thông điệp, đại ý là hãy trả mỗi người về với giá trị vốn có của họ. Để mỗi người được là chính mình. Không nên vội vàng phán xét hay xoi mói vì nếu cứ mang tâm thế ấy đi vào đời sống thì rốt cuộc chỉ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực mà thôi.

Nếu đòi hỏi mọi người phải sống theo mẫu số chung thì xã hội sẽ mất dần màu sắc cá nhân. Chẳng còn ai dám bộc lộ cá tính. Tôn trọng sự khác biệt cũng là tôn trọng tự do của mỗi người. Đối với những gì khác biệt, nếu chưa thể đồng tình, ủng hộ thì ít nhất cũng nên có sự tôn trọng và chấp nhận. Đôi khi không cần phải đi đến tận cùng của đúng-sai, đen-trắng. Vì biết đâu, ranh giới giữa những điều ấy cũng mong manh. Tôi luôn nhắc mình phải cẩn trọng khi nói về người khác, nhất là những người không cùng một hệ giá trị và trường năng lượng với mình. Bởi tùy tiện phán xét không chỉ thể hiện sự cạn hẹp trong nhận thức của bản thân mà còn phương hại cho người.

Nghiệm lại, nếu không hiểu và tôn trọng được sự khác biệt thì thương mến giữa người với người cũng chỉ là một thứ tình cảm hời hợt, nhất thời. Tôi vẫn giữ niềm tin về một xã hội rộng mở và tốt lành, ở đó, cuộc sống đa màu theo đúng nghĩa của nó. Và con người được sống hạnh phúc với hết thảy giá trị chân thực mà không cần phải lo sợ rằng mình khác với số đông. Nhắc đến chuyện này, trong đầu tôi lại chợt nhớ câu nói: “Quý người, đối đãi với người, xin hãy đi từ bản chất”.

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.