Lợi nhưng đừng tùy tiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Icon (biểu tượng) là công cụ giúp các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội trở nên sống động và đầy màu sắc, có thể biểu đạt những điều khó diễn tả bằng lời. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng nên lạm dụng icon trong cuộc sống.

Trước sinh nhật 1 ngày, chị Kim Anh (chuyên viên hành chính nhân sự, quận 1, TPHCM) đã phải tắt tính năng thông báo ngày sinh trên Zalo. Theo lý giải của chị: “Tôi nhớ năm ngoái mình nhận được hàng trăm lời chúc mừng, đa phần chỉ là thả nhẹ 1 chiếc icon na ná nhau. Nhiều người mình chỉ quen xã giao, chưa bao giờ trò chuyện, họ cũng gửi icon chúc mừng. Không phản hồi thấy mình bất lịch sự, mà trả lời từng người, không lẽ mình cũng sẽ thả những icon để cảm ơn”.

Hiểu icon là xu hướng tất yếu trên mạng xã hội hiện nay, nhưng theo chị Kim Anh, những dịp đặc biệt như năm mới, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, các ngày lễ quan trọng… icon chỉ nên là phần đính kèm theo những lời chúc được chính người gửi trân trọng gửi tặng.

Hầu hết các mạng xã hội đều có những bộ công cụ icon riêng và liên tục cập nhật để đáp ứng nhu cầu người dùng. Vào dịp đặc biệt, Zalo còn thiết kế riêng bộ icon với những hình ảnh động (gift) kèm theo lời chúc. Không phải ngẫu nhiên các mạng xã hội luôn cải tiến các icon theo sở thích, nhu cầu của người dùng. Hiển nhiên, nó luôn được người dùng hưởng ứng rất nhiệt tình.

Mạng xã hội hiện nay trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho cả mục đích giải trí, học tập, kết nối không chỉ với người trẻ. Việc sử dụng icon về mặt tích cực cũng là cách tiết kiệm thời gian, làm cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động. Trong không ít trường hợp, nó còn giúp người dùng gửi tâm tư không tiện nói ra bằng lời. Đối với các bài viết phục vụ mục đích bán hàng, quảng bá sản phẩm thương hiệu, các icon cũng giúp chúng trở nên sinh động hơn, nhấn mạnh vào các thông tin quan trọng.

Dù có nhiều ý nghĩa tích cực nhưng việc sử dụng icon cũng gây ra phiền toái nhất định. Câu chuyện như của chị Kim Anh kể trên chỉ là một ví dụ. Đặc biệt, trong các cuộc trò chuyện cần sự nghiêm túc, càng cần phải tiết chế sử dụng icon. Icon cũng là một dạng ngôn ngữ ký hiệu. Vậy nên, việc sử dụng quan trọng nhất vẫn là đúng người, đúng thời điểm, thể hiện sự tôn trọng và tránh gây hiểu lầm.

Có thể bạn quan tâm

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển

Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực dân số và phát triển bao trùm trong đó nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế ứng phó với xu hướng mức sinh thấp và thích ứng tình trạng già hóa dân số.