Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là mô hình thí điểm của huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), sau gần 2 năm hoạt động, Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 (xã Đông) đã đạt được hiệu quả nhất định khi tham gia xử lý ổn thỏa những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng.

Mỗi khi say xỉn, ông N.V.Kh. thường xuyên chửi bới, đánh đập vợ là bà N.T.Th. Sau khi đến tìm hiểu, các thành viên Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 nắm được nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn từ việc ông Kh. mỗi khi đi nhậu về bị vợ cằn nhằn, khiến ông bực tức dẫn đến không làm chủ hành vi. Qua phân tích, ông Kh. cam kết hạn chế uống rượu, bà Th. cũng hứa sẽ chọn lúc chồng tỉnh táo mới lựa lời khuyên bảo.

Trường hợp khác là bà N.T.H. và ông T.Tr. xích mích với nhau về ranh giới đất. Nắm được thông tin, Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 tiến hành phân tích để 2 bên xóa bỏ hiềm khích. Theo đó, ông Tr. cam kết nếu việc múc ao sát đất nhà bà H. gây ra sạt lở thì ông sẽ chịu trách nhiệm và khắc phục như hiện trạng ban đầu.

le-ra-mat-mo-hinh-to-hoa-giai-co-so-kieu-mau-thon-4-xa-dong-huyen-kbang.jpg
Lễ ra mắt mô hình Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 (xã Đông, huyện Kbang). Ảnh: M.P

Chỉ vì 3 cây mía mà gia đình bà Đ. và ông M. suýt nữa mất đi tình làng, nghĩa xóm. Ông M. cho rằng mía của nhà bà Đ. ngả qua đất nhà mình nên ông mới chặt. Còn bà Đ. không phải vì mấy cây mía bị chặt mà là do thái độ của ông M. khiến bà khó chịu nên dẫn đến hàng xóm lúc nào cũng “mặt nặng mày nhẹ” với nhau.

Nhờ có sự vào cuộc của Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 mà mâu thuẫn được giải quyết. Bà Đ. cam kết sau này sẽ trồng cây xa hàng rào để không đổ qua nhà hàng xóm. Ông M. cũng hứa khi xảy ra vụ việc sẽ không xử lý hấp tấp, vội vàng.

“Nghe hòa giải viên phân tích, chúng tôi ai cũng nhận ra phần lỗi của mình và cam kết nếu phát sinh mâu thuẫn sẽ ngồi lại với nhau trên tinh thần tình cảm láng giềng để xóa bỏ mọi hiềm khích, không to tiếng cãi nhau”-bà Đ. cho hay.

Bà Huỳnh Thị Thùy Linh-Thành viên Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4-chia sẻ: Các mâu thuẫn phát sinh chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, bạo lực gia đình, mâu thuẫn gia đình, tranh cãi về việc lấn chiếm ranh giới đất, môi trường. Tổ hòa giải cũng dựa trên tình làng nghĩa xóm để giải quyết những nội dung phản ánh, đồng thời phân tích đúng sai, hợp tình hợp lý để tuyên truyền, vận động các hộ xóa bỏ mâu thuẫn.

“Từ khi thành lập Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4, chúng tôi nhận nhiều phản ánh hơn nhưng đều giải quyết rốt ráo ngay từ cơ sở, không có đơn thư khiếu nại vượt cấp. Tính chất từng vụ việc không giống nhau, trình độ, nhận thức của các bên mâu thuẫn cũng không như nhau nên người hòa giải phải linh hoạt, khéo léo khi tiếp cận vụ việc, đặc biệt phát huy vai trò để tuyên truyền pháp luật mọi lúc mọi nơi”-bà Linh nêu giải pháp.

to-hoa-giai-co-so-kieu-mau-thon-4-xa-dong-huyen-kbang-to-chuc-hoa-giai-xoa-bo-nhung-mau-thuan-phat-sinh-tai-cong-dong-dan-cu.jpg
Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 (xã Đông, huyện Kbang) tổ chức hòa giải, xóa bỏ những mẫu thuẫn phát sinh tại cộng đồng dân cư. Ảnh: M.P

Trong khi đó, bà Đinh Thị Đách-Trưởng ban Công tác Mặt trận, Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4-cho biết: Hiện tổ có 7 hòa giải viên, đều là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Đáng chú ý, các hòa giải viên đều tích cực nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đăng Chung-Chủ tịch UBND xã Đông-thông tin: Sau gần 2 năm hoạt động, Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu thôn 4 đã góp phần giải quyết các vụ việc phát sinh mâu thuẫn. Từ kết quả thực tế, thời gian tới, xã sẽ nhân rộng mô hình, qua đó góp phần hóa giải những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ngay tại cơ sở, hạn chế khiếu kiện, đơn thư vượt cấp, giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự, giữ gìn sự đoàn kết và tình làng, nghĩa xóm ở cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.