Tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ kỷ niệm được tổ chức ngày 18-2, với sự tham dự của ông Phạm Đình Thu- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; lãnh đạo huyện Chư Prông và các đại biểu đại diện 3.160 cán bộ, công nhân viên của công ty. 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Diễn văn do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc công ty Phan Sĩ Bình đọc tại buổi lễ cho biết: Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông tiền thân là Nông trường Cao su Chư Prông được thành lập ngày 3-2-1977. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, từ chỗ phải đối diện với muôn vàn khó khăn thiếu thốn, đến nay Công ty đã tạo dựng được vị thế khá vững chắc trong nền kinh tế nói chung và ngành Cao su Việt Nam nói riêng.
Hiện nay, Công ty có 8.261,5 ha cao su, trong đó có 5.432 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác. Năm 2011, sản lượng mủ cao su đạt 7.150 tấn quy khô, doanh thu 654,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 221,5 tỷ đồng, nộp ngân sách 72,1 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 7.350.000 đồng/người/ tháng (tăng 30% so với năm 2010). Không chỉ sản xuất kinh doanh hiệu quả, những năm qua, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn. Công ty hiện có 1.231 lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm 39% tổng số cán bộ, công nhân viên…
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Với những thành tích nổi bật, Công ty đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2006), Huân chương Lao động các loại, Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 1990), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2009) và nhiều phần thưởng khác. 
Từ nay đến năm 2015, Công ty sẽ nâng tổng diện tích vườn cây cao su trong nước lên 10 ngàn ha, đầu tư trồng mới 7.400 ha cao su tại Campuchia; tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp lên trên 40%; tếp tục đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, chế biến gỗ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao và phẩm chất đạo đức tốt; chú trọng công tác phát triển đảng viên mới, nhất là trong lực lượng công nhân là người dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo việc làm cho khoảng 6 ngàn công nhân và lao động tại chỗ; nâng mức thu nhập đầu người lên 8 triệu đồng/tháng…
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Phạm Đình Thu biểu dương những thành tích mà các thế hệ cán bộ, công nhân viên Công ty đạt được trong 35 năm qua, đồng thời mong muốn Công ty tiếp tục có bước đột phá mới trong sản xuất kinh doanh, tích cực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng-an ninh trên khu vực biên giới.
Duy Danh

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null