Tình nguyện mở lớp tiếng Anh miễn phí cho thiếu nhi vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm của Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, chị Nguyễn Thu Phương quay trở lại quê nhà xã Ia Tôr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) mở lớp tiếng Anh miễn phí dành cho các em thiếu nhi dân tộc thiểu số.

Ia Tôr là nơi Nguyễn Thu Phương sinh ra và lớn lên. Dù học tập và làm việc tại Huế nhưng chị cũng sắp xếp để về nhà vào mỗi dịp hè. Với mong muốn giúp những trẻ em dân tộc thiểu số có thêm sân chơi bổ ích trong ngày hè, chị Phương đã mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các em.

Chị Phương tâm sự: “Các em sinh ra ở làng thiệt thòi nhiều lắm! Hồi nhỏ, tôi cũng mê học tiếng Anh nhưng phải chờ đến hè mới được ra Pleiku học thêm. Với đam mê đó, tôi đã nỗ lực học để trở thành cô giáo dạy môn Tiếng Anh. Sau khi thực hiện được ước mơ của mình, tôi quay về tiếp thêm niềm đam mê học tập trong hành trình chinh phục tri thức cho những em nhỏ Jrai, Bahnar thiệt thòi nơi đây”.

Chị Nguyễn Thu Phương và các em nhỏ trong lớp học. Ảnh: M.K

Chị Nguyễn Thu Phương và các em nhỏ trong lớp học. Ảnh: M.K

Chị Phương cho hay, khi còn là sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, chị từng tham gia giảng dạy tiếng Anh cho các em nhỏ ở chùa Phước Duyên (TP. Huế). Nhóm dạy tiếng Anh cộng đồng này đã tổ chức được 7 khóa học chính thức và 2 lớp phụ trợ trong 7 năm liên tục. Cũng từ đây, ngọn lửa thiện nguyện ngày một nhen nhóm trong trái tim chị. Khi quyết định mở lớp học tại quê nhà, chị Phương nhận được sự ủng hộ của gia đình, chính quyền địa phương, người dân và đặc biệt là gần 30 trẻ em có niềm đam mê với tiếng Anh.

Siu Giang (10 tuổi, thôn Nhơn Hà) là một trong những em có năng khiếu với tiếng Anh nhưng do điều kiện khó khăn nên ít được tiếp xúc với môn học này. Giang chia sẻ: “Từ khi có lớp học của cô Phương, em được học thêm nhiều kiến thức bổ ích. Em tham gia đầy đủ các buổi học của lớp. Em cũng thường rủ các bạn đến sớm, hỏi thêm cô Phương những bài khó. Dần dần, chúng em càng thêm tự tin khi tham gia các hoạt động do cô Phương tổ chức”.

Lớp học của chị Phương đã thu hút sự quan tâm của người dân Ia Tôr trong những ngày hè. Các bậc phụ huynh cũng thấy yên tâm hơn khi con em có nơi vui chơi, học tập an toàn, bổ ích. Anh Kpuih Ân (làng Nẻh Xo) bày tỏ: “Con gái tôi đang theo học lớp của cô Phương. Dân làng mong có thêm những lớp học cho con em mình như thế này. Nhiều trẻ em trong làng mê học tiếng Anh nên tham gia học cả 2 buổi trong ngày. Có nhiều bé không chịu lên rẫy với bố mẹ vì nhớ lớp học, nhớ cô Phương và sợ quên mất con chữ”.

Trò chuyện cùng tôi về những kỷ niệm của mình trong quá trình dạy học hè miễn phí, chị Phương cười vui: “Hôm liên hoan tổng kết cuối khóa, các em đều viết nguyện vọng của bản thân vào tờ giấy rồi gấp thành ngôi sao. Tôi đã giữ kỹ nó trong hộp. Trong đó là những tình cảm, những câu hỏi hồn nhiên và cả những ước mơ của các em. Điều đó càng khiến tôi có thêm động lực để những năm tới tiếp tục về mở lớp học cộng đồng với sức lan tỏa lớn hơn”.

Lớp học miễn phí của chị Nguyễn Thu Phương được tổ chức trong dịp hè. Ảnh: Mai Ka

Lớp học miễn phí của chị Nguyễn Thu Phương được tổ chức trong dịp hè. Ảnh: Mai Ka

Anh Hồ Tiến Đạt-Bí thư Đoàn xã Ia Tôr-cho biết: Chị Nguyễn Thu Phương đã có nhiều đóng góp vào chuỗi hoạt động hè của địa phương. Lớp học do chị Phương giảng dạy đã chia sẻ khó khăn với những em nhỏ ham học mà không có điều kiện. Chị Phương cũng là tấm gương tiêu biểu nỗ lực không ngừng để theo đuổi đam mê cho các em noi theo. Dù chỉ diễn ra trong những tháng hè, nhưng hành trình tình nguyện của chị Phương đã tạo cho trẻ vùng dân tộc thiểu số niềm vui và sự thích thú.

Chia sẻ thêm về dự định của mình, chị Phương tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, tôi đã quyết định cho bản thân mình 3 năm tự do theo đuổi điều mình thích. Tôi ở lại Huế vừa đi dạy ở các trung tâm tiếng Anh để tích lũy kinh nghiệm và vừa khởi nghiệp về mảng du lịch-lưu trú. Tuy nhiên, nguyện vọng của tôi vẫn là quay trở về Gia Lai làm cô giáo để truyền lửa đam mê môn Tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt là các em người dân tộc thiểu số”.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.