Tiền gửi ngân hàng có thể ồ ạt đổ vào bất động sản, chứng khoán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các tổ chức đầu tư dự báo tiền gửi ngân hàng có thể chuyển sang các kênh có mức sinh lời tiềm năng cao hơn, trước hết là chứng khoán và bất động sản.
Tiền gửi ngân hàng đổ vào bất động sản sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng. Ảnh: Đình Hải

Tiền gửi ngân hàng đổ vào bất động sản sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng. Ảnh: Đình Hải

Trong báo cáo chiến lược đầu tư tuần từ ngày mai (26.6) đến ngày 30.6 vừa công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS nhận định, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2,0%/năm.

Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động cũng đã giảm 100-130 điểm (1-1,3%). VCBS cho rằng, mức giảm này là tiền đề nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Với thị trường, việc mặt bằng lãi suất điều chỉnh giảm nhanh được kỳ vọng kích hoạt dòng tiền từ các kênh đầu tư tiền gửi sang các kênh đầu tư có rủi ro cao hơn.

"Đối với thị trường tài chính, mặt bằng lãi suất trong xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy một phần dòng tiền từ các kênh đầu tư tiền gửi sang kênh có mức sinh lời tiềm năng cao hơn như chứng khoán" - VCBS đưa đánh giá.

Bất động sản được cho cũng sẽ là một kênh đầu tư có thể thu hút nguồn tiền gửi ngân hàng đáo hạn trong thời gian tới đây.

Ngày 25.6, tìm hiểu của Lao Động dựa trên số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng là 11,94 triệu tỉ đồng, đạt mức tăng khoảng 0,7%, tương đương gần 115.000 tỉ đồng so với đầu năm.

Tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng rất mạnh trong 3 tháng năm 2023. Ảnh: Ngân hàng Nhà nước

Tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng rất mạnh trong 3 tháng năm 2023. Ảnh: Ngân hàng Nhà nước

Trong tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng, mức tăng mạnh xuất hiện ở nhóm khách hàng dân cư khi tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 3 là 6,28 triệu tỉ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong 3 tháng đầu năm nay, nhóm khách hàng dân cư gửi thêm vào hệ thống ngân hàng 415.000 tỉ đồng.

Do phần lớn lượng tiền gửi ngân hàng là ngắn hạn, khoảng trên dưới 80% có thời hạn dưới 12 tháng nên nhiều khả năng từ nay đến cuối năm 2023, sẽ có một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn.

Theo phân tích của TS Phạm Anh Khôi - Viện nghiên cứu Kinh tế, tài chính, bất động sản Dat Xanh Services (FERI), lượng tiền gửi của người dân tăng mạnh được cho là bởi trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn, đa số người dân sẽ chọn bỏ tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi tăng cao (lên đến 10%) cũng thu hút mạnh dòng tiền vào kênh gửi tiết kiệm.

Chính vì thế, nếu lãi suất huy động giảm xuống mức 6 - 7% vào thời điểm cuối năm nay, nguồn tiền rẻ này có thể quay trở lại thị trường.

Khi một lượng lớn tiền gửi đáo hạn, người dẫn sẽ có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn so với kênh gửi tiết kiệm. "Trong bối cảnh này, nếu nhìn lại quá khứ, thông thường thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng trước, sau đó sẽ đến thị trường bất động sản” - TS Khôi nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.