Tiền điện tử-"áo giáp" của tội phạm lừa đảo, tham nhũng và rửa tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các hình thức mua chuộc, hối lộ truyền thống có xu hướng thay dần, các đối tượng không dùng quà biếu, hối lộ không dùng tiền mặt, không chuyển qua tài khoản ngân hàng, mà tặng quà, hối lộ thông qua bitcoin.

 Các nạn nhân trong vụ đầu tư tiền ảo 15.000 tỷ đồng liên quan đến Công ty cổ phần Modern Tech
Các nạn nhân trong vụ đầu tư tiền ảo 15.000 tỷ đồng liên quan đến Công ty cổ phần Modern Tech



Chỉ cần một vài thao tác trên tài khoản tiền điện tử là số tiền đã được chuyển đi nhanh chóng, người được hối lộ nhận một cách an toàn, bí mật.

“Mảnh đất màu mỡ” của tội phạm tham nhũng

Ở Việt Nam, có nhiều dự án lừa đảo ăn theo sự phát triển của tiền điện tử trên thế giới. Họ cũng ngụy trang bằng hình thức ICO huy động vốn đầu tư thông qua phát hành loại tiền điện tử nào đó, rồi làm các sự kiện, hội thảo, lấy tiền huy động của nhà đầu tư, lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, cam kết lãi suất cao bất thường.

Sử dụng các thông tin về đầu tư tiền điện tử với ý đồ lừa mọi người là chiêu thức nhiều kẻ xấu sử dụng, vì thực tế nhiều người không biết chính xác tiền kỹ thuật số là gì và nó hoạt động như thế nào? Nhiều người thấy giá của các đồng tiền điện tử tăng nhanh, có đồng tiền trong vòng vài tuần giá có thể tăng gấp đôi, nên những nhà đầu tư dễ bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận khủng.

Các đối tượng lừa đảo thường dùng các trang web, trang mạng xã hội với hình ảnh, PR chuyên nghiệp, chiến dịch thu hút nhà đầu tư được những người “đầu sỏ” thực hiện rất công phu và bài bản, gắn với hình ảnh của người nổi tiếng, được giới thiệu như “người đại diện” cho các dự án ICO tiền điện tử… Dùng chiêu “chứng thực, xác nhận lợi nhuận cao từ việc đầu tư” dưới dạng “bình luận của người đọc”. Nhằm đối phó với cơ quan chức năng Việt Nam trong việc truy xuất dữ liệu điện tử, các đối tượng thường sang nước ngoài mua tên miền để làm trang web quảng bá (nếu bị phát hiện thì việc truy xuất dữ liệu với trang web có địa chỉ IP ở nước ngoài khó thực hiện được).

Tương tự, trong việc chia lợi nhuận, chạy chọt dự án, lại quả, chia tiền phạm pháp, nếu các đối tượng đều thực hiện thông qua ví tiền điện tử thì sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là cho đến nay không thể điều tra xác minh truy được dấu vết, tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm. Ví tiền điện tử là nơi cất trữ, che giấu tài sản phi pháp rất hữu hiệu. Khi đối tượng chuyển đổi tiền mặt, tiền do phạm tội mà có vào ví tiền điện tử, có thể nói cơ quan chức năng khó thể xác minh, truy tìm tài sản.

Nguy cơ gia tăng

Việc các đối tượng dùng tiền điện tử để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hiện có nguy cơ ngày càng mở rộng, tiềm ẩn nhất là trong các lĩnh vực mua bán hàng cấm, ma túy, vũ khí, đánh bạc... Trước đây, các tổ chức tội phạm thực hiện giao dịch mua bán những mặt hàng bất hợp pháp có thể bị bắt quả tang trong khi thanh toán tiền. Sau đó, cơ quan pháp luật dùng chứng từ, tài liệu thanh toán làm căn cứ để truy tố, xét xử tội phạm. Tuy nhiên, nếu các đối tượng thanh toán qua bitcoin hoặc các loại tiền điện tử thì khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý tội phạm.


Tội phạm còn lợi dụng tiền điện tử để rửa tiền, chuyển đổi, hợp thức hóa nguồn tiền “bẩn” thông qua việc đầu tư, giao dịch bitcoin, chuyển từ dòng tiền phi pháp (có thể truy được dấu vết) thành dòng tiền số (khó truy được dấu vết). Tiền điện tử có thể được xem là nơi tẩu tán tiền phạm pháp hiệu quả của giới tội phạm. Nhiều đối tượng tham nhũng tẩu tán tiền ra nước ngoài để mua bất động sản một cách dễ dàng nếu dùng tài khoản tiền điện tử để thực hiện.

Tiền điện tử còn được xem là cách hiệu quả của bọn tội phạm bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Hầu như tất cả các vụ bắt cóc tống tiền trước đây đều bị phát hiện, bắt giữ kịp thời, do đối tượng phải nhận tiền chuộc nên cơ quan chức năng dễ bố trí bắt quả tang. Nhưng đối với hình thức yêu cầu tiền chuộc bằng bitcoin thì sẽ khó khăn cho việc bắt giữ, kẻ bắt cóc chỉ cần gọi điện thoại cho người thân của người bị bắt cóc, cung cấp địa chỉ ví bitcoin và yêu cầu chuyển bitcoin thì phi vụ có thể hoàn thành, không cần phải mất công bố trí người nhận tiền.

Các nguy cơ, rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử đó chính là dễ bị lợi dụng, chiếm đoạt tiền vốn đầu tư, chiếm dụng vốn… với lý do đầu tư lỗ; không quản lý được việc sử dụng tiền, không kiểm soát được lời lỗ; khi bị chiếm đoạt, hoặc không được trả, thì khó kiện tụng lấy lại. Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận tiền điện tử, không bảo vệ tài sản ảo, do đó, khi vụ việc mất tiền ảo, tiền điện tử xảy ra thì nhà đầu tư phải chịu thiệt vì không có khung pháp lý để bảo vệ.

Đại úy Nguyễn Nam Hào
(Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về kinh tế và tham nhũng)
Theo sggp

 

Có thể bạn quan tâm

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Kỷ niệm với bác Núp

Kỷ niệm với bác Núp

(GLO)- Ngay tôi, tới khi lên Pleiku nhận công tác, cũng đâu nghĩ người mình gặp chiều hôm ấy, cái hôm tôi đi một vòng thám thính trước khi chính thức bước chân vào số 4 Trần Hưng Đạo, trụ sở Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum đã gặp bác Núp rồi.

Công trình nhà máy thuỷ điện Krông Pa 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang). Ảnh: V.T

Công bố 6 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh an toàn đập, hồ chứa thủy điện

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 413/QĐ-UBND công bố Danh mục gồm 5 thủ tục hành chính mới và 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.