Tích cực triển khai sản xuất vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một thời gian phải dừng sản xuất vì thiếu nước tưới, đến nay, nông dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đak Pơ đều đang khẩn trương xuống giống cho kịp thời vụ. Nhờ những cơn mưa rải đều toàn vùng vào cuối tháng 5 vừa qua, áp lực về nước tưới trong vụ mùa 2016 ở đây đã giảm đi đáng kể.

 Nông dân đang khẩn trương làm đất, gieo sạ cho kịp mùa vụ. Ảnh: Hồng Thi
Nông dân đang khẩn trương làm đất, gieo sạ cho kịp mùa vụ. Ảnh: Hồng Thi

Tại cánh đồng Rộc Lớn (thôn An Hòa, xã Phú An), những ngày này, bà con nông dân đang tập trung ra đồng để be bờ, làm đất và phun thuốc diệt ốc bươu vàng để chuẩn bị gieo sạ lúa. Rút kinh nghiệm từ vụ mùa năm trước, ốc bươu vàng theo nước từ sông vào phá hại hàng chục ha lúa nên năm nay, hộ nào cũng chú ý làm đất thật kỹ và phun thuốc diệt ốc bươu vàng từ sớm. Anh Nguyễn Tấn Huynh (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ) chia sẻ: “Khi nước vô xăm xắp mặt ruộng là ốc nổi lên. Khi đó tiến hành bơm thuốc diệt chúng trước rồi mới vãi giống sau chứ nếu không phun, lúa lên mầm đến đâu là chúng gặm hết đến đấy”. Anh Huynh còn giải thích thêm, vì năm trước bà con bơm thuốc không đồng loạt nên ốc có thể di chuyển từ ruộng có thuốc đến nơi không có thuốc và tiếp tục phá hoại, dẫn đến mức độ thiệt hại không ngừng tăng.

Theo kinh nghiệm sản xuất của nông dân, đặc điểm thời tiết trong vụ mùa thường mưa nhiều, lũ xảy ra vào cuối vụ, do đó, các giống lúa cứng cây, có khả năng chống đổ ngã như: DV 108, Khang Dân 18… thường được lựa chọn nhiều. “Mình làm lâu rồi nên đúc kết được kinh nghiệm. Vụ mùa mưa gió thất thường lắm nên chỉ làm các giống lúa thân cao, mềm là ngã hết. Mình phải chọn giống làm sao để chắc chắn có lúa thu hoạch và đạt chất lượng, năng suất”-anh Huỳnh Tấn Sang (thôn An Hòa, xã Phú An) nói.

Với các xã có hệ thống thủy lợi và chủ động được nguồn nước, nhân dân đã gần hoàn tất việc gieo sạ lúa, rau màu và một số loại cây trồng khác. Chủ tịch UBND xã Tân An Nguyễn Văn Minh cho biết: Khoảng 3 năm gần đây, người dân trong xã đã tích cực đưa các giống lúa lai vào gieo cấy nhằm nâng cao năng suất. Vụ mùa này, xã phấn đấu gieo sạ 570 ha lúa và trên 2.131 ha rau màu các loại. Để đảm bảo nước tưới cho cây trồng, vừa qua, xã đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tiến hành kiểm tra thực trạng Trạm bơm Tân Hội, các ao, hồ, đập trên địa bàn; đồng thời huy động nhân dân ra quân nạo vét kênh mương, tu sửa một số công trình thủy lợi khác...

Tương tự, tại xã Yang Bắc, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp thủy lợi của huyện 340 triệu đồng cộng với 800 triệu đồng từ tỉnh hỗ trợ, xã đang triển khai nạo vét lòng hồ Thôn Trang và thay van xả nước để chủ động tích nước phục vụ tưới cho vụ mùa. Được biết, hồ Thôn Trang được đầu tư xây dựng từ lâu, đảm nhiệm việc tưới tiêu cho 13 ha lúa 2 vụ của xã Yang Bắc. Qua thời gian khai thác sử dụng, đáy lòng hồ bị bồi lắp làm giảm dung tích chứa nước của hồ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

Theo số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, vụ mùa 2016, toàn huyện sẽ gieo trồng 15.560 ha cây trồng các loại, trong đó có 1.070 ha lúa nước, 130 ha lúa rẫy, 2.519 ha bắp lai, 1.040 ha mì…

Ông Đoàn Minh Duy-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho hay: Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa, huyện đã chỉ đạo bà con thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân đến đâu thì làm đất, đổ ải đến đó và tiến hành gieo sạ trong khung thời vụ từ ngày 20-5 đến 30-6. Các giống lúa chủ yếu là ĐV 108, ML48, Nhị ưu 838, HT1, Hương thơm 1. Ngoài ra, Phòng cũng khuyến khích nhân dân trồng các loại giống bắp lai: CP888, Bioseed 9698, giống mì KM94… Đối với cây trồng cạn ngắn ngày (lúa rẫy, bắp, khoai lang, mì, đậu các loại), huyện vận động nhân dân làm đất, vùng nào đủ điều kiện mới tiến hành xuống giống, đảm bảo tỷ lệ sống đạt cao. Riêng các vùng không đủ độ ẩm trong đất thì không nên gieo trồng sớm nhằm tránh thất thoát giống. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh và cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh hiệu quả.
 

Xuống giống rau màu. Ảnh: Hồng Thi
Xuống giống rau màu. Ảnh: Hồng Thi

Cũng theo ông Duy, huyện Đak Pơ đã trích kinh phí sự nghiệp thủy lợi năm 2016 với 627,64 triệu đồng để tiến hành nạo vét 3 công trình thủy lợi; chỉ đạo các xã chủ động rà soát và nạo vét các ao, bàu, đập cũng như tu bổ hệ thống kênh mương thủy lợi để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, để người dân khắc phục hậu quả hạn hán và khôi phục sản xuất trong vụ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp cấp 2.178 kg giống bắp lai CP888, 40.416 kg giống lúa thuần ĐV108 cho các hộ bị thiệt hại trong vụ Đông Xuân 2015-2016 (đợt I).

Thời gian tới, các cơ quan chuyên môn cùng UBND các xã, thị trấn của huyện sẽ tiếp tục kiểm tra, theo dõi và chuẩn bị tốt các điều kiện cây trồng, phân bón, thủy lợi…, phấn đấu đạt và vượt kế hoạch cả về diện tích, năng suất, sản lượng nhằm bù lại diện tích bị mất trắng trong vụ Đông Xuân vừa qua.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.