Tỉ số trận tuyển Việt Nam - Thái Lan: Khó có nhiều bàn thắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2020 giữa tuyển Việt Nam - Thái Lan sẽ là màn so tài về tâm lý cũng như trình độ nên có sự chặt chẽ theo cách riêng. 

Trận bán kết lượt đi tuyển Việt Nam - Thái Lan được nhận định là màn so tài thực sự về trình độ cũng như bản lĩnh. Ảnh: TL
Trận bán kết lượt đi tuyển Việt Nam - Thái Lan được nhận định là màn so tài thực sự về trình độ cũng như bản lĩnh. Ảnh: TL
Singapore và Indonesia đã mở đầu vòng bán kết AFF Cup 2020 bằng một “trận chiến” – theo đúng nghĩa đen, với tốc độ cao, liên tiếp những pha phạm lỗi và kết thúc bằng 2 bàn thắng chia đều. Đó có phải là một gợi ý cho đội tuyển Việt Nam và Thái Lan vào tối nay (19h30 – giờ Việt Nam)?
Có lẽ là không! Phải nói ngay rằng, ở vòng bán kết này, trong khi Singapore và Indonesia đóng vai trò những kẻ thách thức để họ phải có những hành động mang tính thị uy, thì ngược lại, tuyển Việt Nam và Thái Lan ở một trình độ khác, cần phải thể hiện cách chơi bóng khác.
Với sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nền bóng đá, sau nhiều lần đụng độ và với những gì diễn ra tại giải đấu lần này, trận đấu lượt đi trên sân National ở Singapore giống như phần 1 của “ván bài lật ngửa”. Những ngôi sao hàng đầu, những quân bài chất lượng, những miếng đánh phối hợp… tất cả đã được “bày lên mâm”, vấn đề còn lại là 22 cầu thủ trên sân thể hiện thế nào.
2 trận gặp nhau gần nhất tại vòng loại World Cup 2022 vào năm 2019, tỉ số đều là 0-0. 2 năm trôi qua, tuy tuyển Thái Lan không giành quyền vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 nhưng họ đã có thay đổi cần thiết, đúng thời điểm để bước vào AFF Cup với đúng vị thế của đội giàu truyền thống nhất giải.

Tuyển Việt Nam cần giữ được tâm lý ổn định trước đối thủ kỵ giơ và rất mạnh như Thái Lan. Ảnh: AFF
Tuyển Việt Nam cần giữ được tâm lý ổn định trước đối thủ kỵ giơ và rất mạnh như Thái Lan. Ảnh: AFF
Trong khi đó, tuyển Việt Nam có cơ hội đối đầu các đội bóng mạnh ở Châu Á và học hỏi được nhiều điều. Với tư cách nhà đương kim vô địch AFF Cup, tuyển Việt Nam được coi là đội có khả năng nhất trong việc cản đường Thái Lan.
Khi “Những chiến binh sao vàng” đã quen với sơ đồ chiến thuật 3-4-3 dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo, còn “Voi chiến” dưới thời Alexandre Polking tuyên bố không thay đổi chiến thuật, câu hỏi đặt ra là, yếu tố nào quyết định trận đấu này?
Đặt lên bàn cân để so sánh, về nhân sự, đội hình xuất phát của tuyển Việt Nam trẻ hơn (ít tuổi nhất là 23, lớn tuổi nhất là 29), trong khi Thái Lan có sự kết hợp khá hài hòa giữa sức trẻ và kinh nghiệm. Trong tay Polking có 3 cầu thủ chất lượng đang chơi bóng ở nước ngoài nhưng nói về tính kết nối, đội hình xuất phát của họ chỉ có 3 cầu thủ ở cùng một câu lạc bộ. Ngược lại, đội hình xuất phát của tuyển Việt Nam chỉ có duy nhất Tiến Linh là không cùng câu lạc bộ với ai.
Ở vị trí tiền đạo mũi nhọn, Tiến Linh có thể dưới trình Teerasil Dangda, nhưng trong vai trò hỗ trợ, Thái Lan chỉ có Chanathip Songkrasin nổi bật nhất, trong khi Quang Hải, Hoàng Đức, Công Phượng có thể kết nối với Tiến Linh theo nhiều cách.

Teerasil Dangda là mũi nhọn rất nguy hiểm của đội tuyển Thái Lan. Ảnh: AFF
Teerasil Dangda là mũi nhọn rất nguy hiểm của đội tuyển Thái Lan. Ảnh: AFF
Ở vai trò trụ giữa sân, Tuấn Anh sẽ so tài với Phitiwat Sukjitthammakul – cầu thủ bằng tuổi tiền vệ câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. Nếu Tuấn Anh thể hiện được vai trò và hướng bóng được đến các vị trí của Hoàng Đức, Quang Hải hay Công Phượng, cơ hội sẽ mở ra.
Nhưng đổi lại, tuyển Việt Nam sẽ phải lưu ý nếu Thái Lan ra sân với sơ đồ 4-3-3, những lần Văn Thanh, Hồng Duy lên cao sẽ phải có phương án lấp chỗ trống. Để đối thủ phát triển được bóng xuống 2 biên, khung thành của Nguyên Mạnh sẽ bị đe dọa thường trực vì cách tạt bóng của người Thái cũng rất đa dạng.
Có thể nói, đây sẽ không phải là trận đấu mà quyền kiểm soát bóng nghiêng hoàn toàn về bên nào. Vấn đề cho cả 2 đội là tận dụng khoảng thời gian giữ bóng như thế nào. Biết trình độ của nhau nên cách phòng ngự khu vực sẽ được ưu tiên hơn lối đá rát, tranh chấp mạnh hoặc kèm 1-1.
Ở 1/3 mỗi đầu sân, yếu tố giải quyết được tình huống là kỹ thuật xử lý của tiền đạo mục tiêu và sự ăn ý với đồng đội phía sau. Phối hợp hoặc gây bất ngờ bằng quyết định xử lý cá nhân đều cần phải rất nhanh và chính xác. Dangda vẫn hơn Tiến Linh ở khoản này, nên tiền đạo câu lạc bộ Bình Dương cần linh hoạt hơn trong di chuyển chọn chỗ, thậm chí là chuyển sang vai trò “mồi nhử”, thu hút và kéo khoảng trống.
Tiến Linh và Hoàng Đức có thể sút xa, nhưng muốn thoải mái thực hiện phương án này, các cầu thủ khác cần có sự lôi kéo hợp lý. Tất nhiên là sẽ không dễ khi trình độ tương đương, nên trận đấu rất cần đến một khoảnh khắc ngôi sao vào thời điểm nào đó…
DỰ ĐOÁN: Việt Nam 1-1 Thái Lan
TAM NGUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.