Thương nhớ cá đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.

Từ xưa đến nay, người Việt ta luôn gọi cá nước ngọt là cá đồng, dù nhiều khi lại được đánh bắt ở sông ngòi, ao hồ, khe suối, kênh rạch… Có lẽ là do cá cư trú phần nhiều thời gian ở trên đồng lúa, bà con nông dân vẫn bắt được nhiều cá nước ngọt ở trên những ô ruộng lúa nước nên quen gọi như vậy.

Trong “Thương nhớ mười hai”, nhà văn Vũ Bằng viết: “Sách “Thoại thực kỳ văn” của Trương Quốc Dụng ghi rằng cá mòi là do chim ngói hóa ra, cái ruột của con cá mòi là cái mề của con chim ngói. Cuối tháng chín ăn chim ngói cơm mới sau lễ Thường Tân còn đương thòm thèm thì chim ngói bói không còn lấy một con, mà bây giờ sang đến giữa tháng mười lại vang rân tiếng rao cá mòi là con chim ngói hóa thân, mấy mà không cố mua ăn cho kỳ được để ngẫm nghĩ lại cái ngon của chim ngói và nhân tiện sánh cái ngon của chim ngói so với cá mòi ra sao”.

Đi bắt cá rô đồng (ảnh minh họa internet).

Đi bắt cá rô đồng (ảnh minh họa internet).

Chim ngói là loài chim có thịt thơm ngon đặc biệt. Hết mùa chim ngói lại nối đến mùa cá mòi, cùng nhiều loài cá đồng khác vào lúc mập tròn béo ngậy. Đó là thời điểm cá đồng ngon nức. Ở mạn trung du, vùng bán sơn địa thì rõ nhất. Thế đất dốc, nơi có đồng cạn, đồng sâu, có đồi núi khe vực, mùa cá lên cá xuống cứ như nhịp của trời đất.

Tầm tháng 5, tháng 6 âm lịch, khi cây lúa mùa vừa bén rễ, trời đổ những cơn mưa đầu mùa, các loài cá đồng đã tung tăng khắp nơi tìm cái ăn sau kỳ nghỉ đông ở dưới vùng nước sâu tránh rét. Chúng tích lũy năng lượng, âm thầm mang những bụng trứng chờ ngày mưa lớn. Đến tháng 7, tiết trời ngâu, mưa tầm tầm trút nước ngày đêm, nước đã chảy thành dòng lớn từ vùng cao xuống nơi trũng thấp. Đó là khi đàn cá ở khe suối, sông hồ háo hức đi tìm vùng đất mới, con nước mới. Cá trưởng thành nô nức từng đàn ngược dòng quẫy đập xôn xao mặt nước.

Cá sinh ra ở những cánh đồng lúa, chúng sẽ ăn sâu bọ, rong rêu, mùn bã hữu cơ và đến thời khắc cây lúa trổ bông thì ăn hoa lúa. Dịp cuối năm, trời đột ngột có cơn mưa lớn, gọi là “mưa sóc”. Người quê có câu “mưa sóc con cóc cũng đi”. Là những con cá lớn xác lên đồng để đẻ, đến lúc này đã no đủ mồi thì tìm đường xuôi xuống vùng nước sâu ẩn mình. Cá ào ạt trôi theo dòng nước. Đây là thời điểm đơm đó, đặt sa ngày lũ cho nhiều cá lớn nhất.

Đến khi lúa bắt đầu hoe ngọn, cá rô đồng cứ nhảy tí tóp trên ruộng giật nhánh đớp hạt lúa mà ăn. Những bông lúa đổ ngập trong nước, hạt trương lên có vị chua thành món khoái khẩu của cá rô. Rồi cào cào, châu chấu bu đầy cọng lúa, nhái đồng, cua con, so đũa, niềng niễng béo mập là mồi cho cá lóc, cá trê… Mục đồng làm cái cần câu nhấp, lưỡi câu móc cái đuôi châu chấu, gật gù trên ruộng lúa, thi thoảng giật cần là đã có con cá rô mập tròn.

Đang yên đồng nổi đôi cơn gió heo may se nhẹ, ấy là lúc bọn cá đã cảm nhận được sự thay đổi của đất trời. Như thể bảo nhau, bọn cá đen (lóc, rô, trê…) trong đêm tối vọt lên chỗ tháo nước góc bờ ruộng, cái nơi đất mới hơn, thấp hơn để băng từ ruộng này qua ruộng khác, nhanh chóng trốn về phía xuôi, với khe suối, vực sâu. Lúc này, dân quê thường làm cái chày nhọn đầu, vót trơn; chiều chiều vác ra cánh đồng lúa chín tới mà làm hố nhảy bắt lũ cá đen vọt bờ trong màn đêm.

Khi lúa chín vàng cúi ngọn, người dân quê thường tháo kiệt nước trong ruộng để cho cứng cây tránh đổ rạp; cũng là khô ráo ruộng đồng dễ cho việc gặt lúa, lại tạo thuận lợi cho việc cày bừa chuẩn bị vụ sau. Dịp này, cả khoảnh đồng nước đổ về một lối, từ cao xuống thấp. Bọn cá gan lì nhất, vào lúc này thấy nước chảy rí rách cũng đua nhau nối đuôi từng đàn tìm về nguồn khe suối mà trốn rét. Thời điểm ấy, chỉ cần đặt cái đó ngửa miệng lên ở chỗ nhiều nước thì có thể bắt hết cá ở tất cả các ruộng lúa bậc thang hay những đám ruộng nghiêng về thung lũng. Đây là mùa cá đồng ngon nhất. Đầu cá mềm rụm, lại bùi; đến xương cá cũng như rỗng xốp.

Khi đồng đã cắt gốc rạ, chụp ngược từng túm, chỉ đôi góc ruộng, bờ mương còn chút nước, những con cá chậm chân tụm lại đợi nhà nông lượm về. Giáp Tết, các khe suối đã giảm dòng chảy, mặt nước đã im ắng, nhưng chứa hàng gánh cá dưới lòng sâu. Thời điểm này, cá hầu như nằm im nơi đáy nước, lưới không mắc, câu không ăn. Cách bắt cá duy nhất là đắp suối be bờ tát cạn. Một cái khe vực có khi phải tát đến mấy cặp gàu đôi, thay ca kíp thâu ngày thâu đêm, không ngừng nghỉ. Vì nếu nghỉ, nước sẽ nhỉ ra dâng lên, dòng chảy bị ngăn lại gây áp lực tràn bờ. Dốc lực đến mấy ngày đêm, người ta có thể bắt được mấy gánh cá để ăn Tết.

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.