Mùa trâm chín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.

Ngày nhỏ, lũ trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ giao cho việc chăm sóc, chăn dắt mấy con trâu của gia đình. Vậy nên, tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với đồng bãi. Cũng chẳng biết từ khi nào, chúng tôi truyền miệng nhau mấy câu hát chế rằng: “Ai bảo chăn trâu là khổ/Ngồi lưng trâu, phất ngọn cờ lau/Miệng ca hát nghêu ngao…”. Thì chẳng phải, chỉ cần dắt trâu ra đến bãi cỏ xong rồi cứ mặc nó ăn cỏ, còn chúng tôi thì cùng nhau bày trò chơi. Hôm thì đánh trận giả, nhảy dây, hôm thì đánh khăng, đánh đáo, chơi nụ nở xòe, chơi bắt cá…

Ở chỗ bãi cỏ hầu như mùa nào cũng có những thứ cây ăn trái như một món quà vặt, từ quả mề gà vàng ươm, quả trâm tím lịm, gần suối nhỏ thì nào sim, nào mâm xôi… Chúng tôi leo trèo như khỉ, cây nào cũng trèo lên để mà đánh dấu xí phần, đến mùa quả nào thả trâu gần chỗ ấy để tiện đường hái.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Những thứ quả dại ngọt thì ít chua chát thì nhiều, bởi đôi khi quả chưa kịp chín, mới ương ương thôi đã không thể thoát khỏi cái miệng háu ăn của chúng tôi. Đám quả dại như biết phận mình hay bị nhòm ngó nên quả lúc nào cũng chon von ở cành xa hoặc cao tít. Vậy mà chẳng có gì có thể thoát, đến cả cây trâm cao, thân thẳng tắp, chẳng có mấy chạc để bám mà quả cũng bị hái sạch trơn. Đứa giỏi leo mới dám leo cây trâm, cây sơn, đứa nào nhát chỉ có thể leo cây ổi vừa nhiều nhánh, vừa thấp nhỏ dễ bám.

Những quả trâm đón đủ nắng gió, tích trữ đủ nhựa luôn chín mọng, căng tròn. Dù đã quá quen vị rồi mà chỉ cần nhìn thấy chùm trâm chín mọng thôi là chúng tôi đã không khỏi ứa nước miếng. Rồi chẳng cần rửa, cứ thế, đứa nào đứa nấy thò tay vào nón mà nhón lấy một chùm, ngửa mặt lên trời cứ thế mà ăn, vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Mấy đứa con gái cẩn thận còn mang theo muối ớt, bỏ trâm đã lặt cuống vào trong một chiếc lá khoai to, rắc muối ớt vào, chỉ cần xóc xóc lên vài lần là đã có một món ăn vặt ngon miệng tha hồ mà hít hà.

Chúng tôi ngày một lớn khôn. Những buổi chăn trâu trên đồng bãi cùng biết bao kỷ niệm về mùa quả dại chỉ còn trong ký ức. Bây giờ, thi thoảng tôi thấy những thức quà vặt ấy được bày bán nơi góc chợ hay bên hè phố. Quả trâm bây giờ được hái để bán theo ký, theo lon. Và, theo lời chỉ dẫn của cô bạn, tôi tìm đến chỗ bán mua ký trâm rừng. Ôi chao, mới chỉ nhìn thấy mẹt trâm tím mọng là biết bao nhung nhớ lại ùa về. Tôi nhớ bạn bè, nhớ tuổi thơ, bất giác lại tự mình thốt lên rằng: “Bao giờ cho đến ngày xưa!”.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.