Bát nước chè xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.

Còn người xứ Nghệ quê tôi thì lại thường uống nước chè xanh. Các loại nước chè ấy đa phần hãm bằng lá tươi trong bình tích lớn. Chỉ những người giàu có mới uống trà (chè móc câu hoặc cũng gọi là chè Tàu), một thứ đọt chè xanh “1 tôm 2 lá” đảo chín, vò săn, sao khô quắt queo, dùng để pha hãm trong các ấm sành sứ nhỏ.

Người nghiện chè Tàu coi như hạng... “phá gia”. Trong tập truyện “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, có chi tiết trong một câu chuyện mà tôi cứ khắc ghi mãi: Đó là một anh chàng thuộc hạng sành trà đang “thưởng” một ấm trà Tàu theo kiểu “độc ẩm”, bất ngờ có người hành khất bước vào, không xin cơm, không xin gạo, không xin tiền… mà chỉ xin một ngụm nước trà! Người hành khất nọ nhấp nhấp ngụm trà ra vẻ đăm chiêu rồi nói đại ý: Trà ngon, nhưng có mùi trấu! Người chủ nhà rất lấy làm ngạc nhiên, nhưng tỏ vẻ nghi ngại không tin. Người hành khất liền nói đại ý: Xưa kia, anh cũng thuộc vào hạng giàu sang. Vì nghiện trà mà tán gia bại sản nên ra nông nỗi này. Nói rồi, sau khi uống hết ly trà, người hành khất chào bái biệt. Đến khi đổ bã trà, chủ nhà để ý thì thấy quả thực là có mẩu trấu nhỏ lẫn ở trong bình trà. Ông rất thán phục tài “thưởng trà” của người hành khất nọ. Qua chi tiết nhỏ này cũng cho thấy, chè Tàu rất quý hiếm, lại đắt đỏ biết chừng nào; có thể khiến cho người nghiện nó phải khuynh gia bại sản.

Ảnh minh họa: MINH HUỆ

Ảnh minh họa: MINH HUỆ

Hồi nhỏ ở quê, tôi cũng đã từng nghe bà con dân làng bàn tán về những người có thú uống chè Tàu với những lời lẽ như chê bai, mai mỉa kẻ ăn chơi “phá gia chi tử” vậy! Có lẽ vì thế mà người xứ Nghệ quê tôi từ nhiều đời đã có thói quen uống nước chè xanh. Uống quanh năm suốt tháng. Nó như là một thứ nước sâm của nhà quê. Sau buổi cày, để lấy lại sức, người ta thường chế thêm mật mía vào bát nước chè xanh mà uống. Trâu bò kiệt quệ gầy rốc, người ta cũng đổ cái thứ nước chè xanh mật mía ấy mà khỏe lên, mập ra.

Trưa hè, giữa cái nắng thiêu đốt, thêm cơn gió Lào khô rát, đang mệt mỏi lừ đừ, làm bát nước nước chè xanh đặc kẹo thì mát lòng mát dạ. Buổi sáng, uống nước chè xanh có kèm món khoai lang luộc, thấy ngọt bùi, thơm ngon. Buổi tối thì quây quần bên giỏ ủ tích chè mà trò chuyện đủ thứ trên đời. Người dân xứ Nghệ uống nước chè xanh vào loại bát sứ lớn, rót đầy. Ngược lại, với uống nước trà chỉ 1/3 ly nhấp nháp, hít khà; chè xanh uống bát sứ lớn men trắng, có màu vàng sánh rất bắt mắt, bê bát nước là uống ừng ực, đã cơn khô cơn khát. Uống chè xanh phải đến căng bụng, phê chè. Người nghiện chè xanh thì phải uống thứ nước một “cắm tăm” mới đã. Cả xóm nhiều lúc xoay vòng mời nhau uống “nước mới”, là thứ chè xanh nước một ấy. Người quê có câu “Chè nấu lại/gái ngủ trưa” là thứ ôi!

Ở quê, người nghiện chè xanh rất hiểu về lá chè, cọng chè. Chè ngon phải là loại “chè quế”, là giống chè lá dày, giòn, phiến lá vừa phải, cọng lá, thân cành có màu nâu. Trà ấy nước xanh và thơm. Lúc còn ở quê, tôi thường thấy nhà ông thợ rèn quanh năm bên bếp than hừng hực là dồi dào hào phóng nước chè xanh nhất, đàn ông, con trai cả làng thường đến chốn ấy uống chè và tán gẫu đó đây đủ thứ chuyện. Ông thợ bảo: Nghề khói lửa phải uống chè xanh cho... đượm phổi! Mà cái ấm chè xanh của nhà thợ rèn lại khủng vô cùng. Một ngày đến mấy bình lớn, bà vợ không đủ sức vò lá chè, hàng ngày, cứ rửa sạch để ráo, chờ nước sôi thì cho vào cối đá giã dập nát, bỏ vào cái ấm đại mà hãm.

Thật ra, để hãm một ấm chè xanh đúng kiểu cũng cần kỹ năng. Người ta phải lựa từ lá chè, tốt nhất là cành bánh tẻ. Lá được nhặt kỹ, rửa sạch, đun một ấm siêu nước cho sôi già trên bếp. Lá chè xanh chờ có nước sôi mới vò kỹ cho vào bình tích, đổ một ít nước sôi vào tích chè, súc kỹ và gạn kiệt. Đó là động tác rửa sạch lông hôi trước khi hãm. Tiếp theo là đổ đầy nước sôi cho ngập lá, cho vào giỏ tre độn sợi bọc vải có nắp ủ kỹ. Trà hãm độ nửa tiếng đồng hồ thì “chín”, có mùi thơm bay ra là uống được. Nước trà hãm đúng kiểu thì có màu vàng sánh và thơm nồng nàn. Ngược lại, cũng lá chè ấy nếu đun sôi trên lửa ngọn sẽ cho màu đỏ quạch như nước chè dạo, mất hẳn mùi thơm.

Hồi học cấp I trường làng, tôi đã thuộc bài thơ “Bao giờ trở lại” của nhà thơ xứ Nghệ Hoàng Trung Thông, trong đó có những câu như: “Các anh về/Xôn xao làng bé nhỏ/Nhà lá đơn sơ/Tấm lòng rộng mở/Nồi cơm nấu dở/Bát nước chè xanh/Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau…”. Quả là một không khí làng quê kháng chiến xứ Nghệ! Còn nhà thơ Huy Cận, một nhà thơ xứ Nghệ nữa thì lại viết: “Ai ơi cà xứ Nghệ/Càng mặn lại càng giòn/Nước chè xanh xứ Nghệ/Càng chát lại càng ngon!”. Chè xanh xứ Nghệ như một đặc sản của vùng đất gió Lào khô khát. Cái thứ chè uống từng “bát nước đầy”, uống đẫy trưa hè bỏng rát.

Bây giờ, ở Pleiku uống chè xanh đã thành cái gu của khá nhiều người. Cũng giỏ, cũng tích, cũng bát to, ly lớn… Chợ Hoa Lư có đến mấy hàng bán chè xanh mớ. Mùa mưa 5 ngàn đồng một mớ hãm được khoảng vài ba ấm tích. Mùa khô, cành chè, lá chè đắt hơn, tầm 7 ngàn đồng/mớ; nhiều hôm đi muộn thì đã hết hàng.

Cái lối uống chè xanh xứ Nghệ không biết từ lúc nào đã lan truyền đến đất Tây Nguyên, hình thành nên một thói quen như quê tôi bao đời. Kiểu uống nước chè tươi bằng bát, rộng rãi khoáng đạt, bao dung.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.