“Về đâu mái tóc người thương” (*)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phụ nữ thường mượn câu “Hàm răng, mái tóc là góc con người” để vin vào đó mà chăm chút cho mình được tinh tươm, điệu đà.

Ai cũng chọn cho mình một mùi hương để được thư thái và đâu đó cũng để ai kia vương vấn nhớ nhung. Người xưa đã mượn hình ảnh lọn tóc mai để thổ lộ tâm tình thật là dung dị và sâu sắc “Tóc mai sợi vắn sợi dài/Gần nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm” để trút vào đó nỗi nhớ nhung day dứt trong lúc chia xa.

Ảnh minh họa: Trần Ánh

Ảnh minh họa: Trần Ánh

Có lẽ vì được mẹ cho mái tóc suôn dài đen nhánh từ bé nên ở ngưỡng tập làm người lớn, mình đã biết đi hái cỏ mần trầu, cỏ hôi về nấu chung với bồ kết nướng, thêm vài lá chanh, lá sả. Mỗi tuần vài lần được hít hà mùi hương dân dã đó mà thành thiếu nữ. Mùi hương ấy quyến luyến cả những năm tháng sau này. Giờ thì không còn đi hái lá về nấu nước vì dễ dàng mua được những chai nước gội đầu thảo dược đã được nấu sẵn. Nhưng thú thật khó mà gặp lại được mùi hương xưa.

Con gái cũng đã đến tuổi phổng phao, tóc cũng suôn mềm đen nhánh. Mình vẫn giữ thói quen sấy tóc cho con chỉ để được hít hà mùi hương bưởi thoang thoảng xen bồ kết, nhớ nhung ngày thiếu nữ của xa xưa. Giờ tóc của mình và con đều ngắn ngang vai bởi đã trao đi mái tóc dài suôn mượt cho những bệnh nhân không may mắn sau hóa xạ trị. Lòng cảm thấy ấm áp vô cùng khi con hiểu và chia sẻ điều mình có cho những người bất hạnh hơn. Cầm lọn tóc con trên tay mà lòng đầy cảm xúc.

Nhớ ngày còn ngoại, thỉnh thoảng, ngoại ở quê lại vô thăm con cháu. Mái tóc ngoại dài thướt tha chấm gót. Mỗi lần ngoại gội đầu rồi ra hiên hong tóc, nhìn mái tóc trắng như cước mềm mại dưới nắng chiều được bàn tay lóng ngóng nâng niu chải chuốt mà mê đắm đuối. Miệng ngoại bỏm bẻm nhai trầu, chốc chốc lại cười thật tươi, thật hiền khi kể chuyện thời ngoại còn thiếu nữ. Bỗng thấy lòng thương yêu, ấm áp ngập tràn quanh tiếng cười và mái tóc như mây trời phiêu lãng của ngoại. Kỷ niệm ấy neo vào ký ức đến tận bây giờ.

Với bản tính điệu đà, mái tóc cũng là một trong những điều làm mình chú ý khi gặp người đối diện. Đôi khi cần sự thanh tịnh cho tâm hồn, mình đến ngôi chùa nằm sâu trong hẻm nhỏ, khuôn mặt hiền từ của sư cô cũng để lại những thiện cảm trong lòng. Lúc này, mái tóc dài óng mượt cũng không còn là điều quan trọng nữa. Bởi tâm mình cũng như được tiếp thêm những điều thiện lành để biết sống khiêm cung từ ái với cuộc đời.

Biết tin chị bệnh từ lâu, cũng thắc thỏm dõi theo Facebook của chị. Tuyệt nhiên không hề thấy một lời than thở. Mỗi trang chị viết và hình ảnh chị đăng đều đem đến cho người thân, bạn bè và người đọc những năng lượng an lành. Bẵng đi một thời gian không thấy chị đăng bài, lòng cũng bồn chồn lo lắng mà không dám hỏi.

Bỗng nhiên một ngày đẹp trời của tháng ba Pleiku rót mật, chị đăng tấm ảnh anh chị đang trong bộ đồ thể thao, miệng cười tỏa nắng. Trong ảnh, anh đang cúi xuống hôn lên mái đầu đã rụng hết tóc sau hóa, xạ trị, tự nhiên lòng dâng lên niềm hạnh phúc vô bờ. “Vẻ đẹp không nằm trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm ở trong đôi mắt của kẻ si tình” (Immanuel Kant).

Sự trở lại của chị sau cơn bạo bệnh với thần thái và nụ cười rạng rỡ đã khiến bao người thương yêu chị như trút đi nỗi lo lắng để có thêm niềm tin vào nghị lực phi thường. Trong đầu chợt nhớ bài hát có tựa đề “Về đâu mái tóc người thương”, rồi nghĩ, khi anh đặt môi lên trán chị lòng anh hẳn đã rất xót xa.

Buổi chiều cuối tháng ba, cung đường chạy bộ rập rịch những bước chân và những tiếng cười rộn rã. Xen lẫn trong những mái đầu đen, trắng, vàng, nâu... là chiếc khăn màu thiên thanh được quấn gọn gàng của chị. Cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu. Mong rằng năng lượng sống tích cực từ chị sẽ lan tỏa để tiếp thêm nghị lực cho biết bao người còn phải vật vã chiến đấu với tử thần. Không phải riêng mình mà sẽ có nhiều người hiểu thêm về những giá trị sống tích cực, để thiết tha với đời và để cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa hơn.

----------------

(*) Tựa đề bài hát: Về đâu mái tóc người thương (nhạc sĩ Hoài Linh)

Có thể bạn quan tâm

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.