Góc vườn cơ quan năm ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi chuyển công tác về Báo Gia Lai sau khi chia tách, tái lập 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Cơ quan Báo cũng chia hai.

Lúc này, đội ngũ phóng viên còn ở lại Gia Lai khá mỏng gồm các anh: Phan Văn Hòa, Lê Hoàng Trung, Trần Văn Nghĩa, Phạm Văn Thư, Nguyễn Đức Thanh và tôi. Phòng Bạn đọc có chị Lê Thị Minh, Phòng Hành chính gồm các chị: Trần Thị Nguyệt, Phan Thị Song và Nguyễn Thị Dung. Tổng Biên tập là anh Trần Liễm.

Năm sau thêm Phó Tổng Biên tập Đặng Thị Thu Hà học xong cao cấp chính trị ở Hà Nội về, Hoàng Anh Phượng học báo chí về và nhận thêm các phóng viên: Lê Bá Tuế, Lê Đình Ninh, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Thịnh, Võ Thành Thất, Lương Văn Danh…

Trụ sở cơ quan đóng tại nhà số 2A Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) với 2 mặt tiền: Hoàng Văn Thụ và Lê Hồng Phong. Tòa soạn nằm ở giữa khu đất gồm 1 phòng họp phía trước, tiếp đó hai bên là phòng làm việc của Tổng và Phó Tổng Biên tập, phía sau bên phải là Phòng Phóng viên, bên trái là Phòng Hành chính, ở giữa có một khoảng sân nhỏ và giếng nước. Mấy năm sau này, cơ quan thường tổ chức liên hoan tại đây. Dọc bên trái từ ngoài nhìn vào là Xí nghiệp In do anh Nguyễn Tiến Dũng-Trưởng phòng Hành chính kiêm Quản đốc.

Tuy cũ nhưng diện tích trụ sở cơ quan khá rộng và rất thoáng mát nhờ vườn cây trong sân. Bốn cây xoài phía đường Lê Hồng Phong, cây nào cũng cao hơn chục thước, cành lá sum suê vươn cả ra bên ngoài hàng rào.

Mỗi lần có dịp về lại cơ quan nhìn cây mận như nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui, tiếng cười. Ảnh: P.V

Mỗi lần có dịp về lại cơ quan nhìn cây mận như nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui, tiếng cười. Ảnh: P.V

Cứ vào khoảng cuối tháng ba, khi cái nắng nóng Tây Nguyên đã lên đến đỉnh thì hàng xoài lại bung nở những bông hoa nhỏ li ti màu trắng ngà, kết lại thành từng chùm xen kẽ cùng hướng về phía mặt trời, tỏa hương thơm thoang thoảng. Hết lượt này đến lượt khác, từng đàn ong từ đâu bay về hút mật, buổi trưa yên tĩnh có thể nghe rõ tiếng vỗ cánh nhè nhẹ của chúng. Vài tháng sau đã có hàng trăm, hàng ngàn quả xoài lúc lỉu trên cành.

Gần hàng rào, giữa mấy cây xoài là bụi chuối lùn cũng rất tốt. Hai cây mận, một cây mọc sát phòng làm việc của bộ phận hành chính, trước xưởng in ty pô, to quả nhưng ít ngọt. Cây còn lại mọc ở góc bên trái chỗ ngã ba giao nhau của 2 con đường, tất nhiên là bên trong hàng rào, rất sai quả, trái không lớn, màu đỏ nhạt nhưng rất ngọt.

Đến mùa, những chùm mận chín át cả màu xanh lá của cây. Trẻ em hàng xóm cứ lén chui qua hàng rào, trèo hái những quả mận mọc trên cành thấp. Cánh phóng viên trẻ nếu đang viết bài ở cơ quan và một vài anh công nhân xưởng in nhiều khi leo hẳn lên cây, hái cả chùm quả chín thưởng thức tại chỗ… Thường thì cây mận đỏ trước xưởng in ra trái trước. Vài ba ngày cứ khoảng 15-16 giờ, chúng tôi lại tập trung ở phòng hành chính quây quần quanh rổ mận và chén muối ớt.

Riêng hàng xoài thì khác. Năm ấy, tôi còn trẻ, nghịch, lại thích ăn chua nên mấy cây xoài trong sân cơ quan luôn được tôi “chăm sóc” kỹ. Ngồi viết bài trong phòng, nghe thòm thèm, tôi lại bước ra ngoài tìm khúc cây gỗ dài chừng hai mươi phân, ngước lên cây xoài ngắm kỹ rồi quăng mạnh lên chùm quả gần nhất.

Thường thì quả xoài và khúc cây rơi xuống phía sát hàng rào, nhưng cũng có khi rớt trên mái tôn gây tiếng động lớn. Vậy là anh Trần Liễm bước ra ngoài nhìn lên rồi nhìn xung quanh, chẳng thấy gì lại chép miệng đi vào. Lúc này, tôi đã rút vào phòng, làm bộ đang ngồi viết bài.

Anh ấy bước lại đứng trước cửa phòng phóng viên hỏi: Các cậu có nghe gì không? Tôi vừa giả bộ chăm chú vào bài vừa lắc đầu: “Dạ em có nghe nhưng đang viết bài nên không để ý ạ”. Trần Văn Nghĩa ngồi gần đó cũng cắm đầu xuống trang giấy, vờ không nghe, lè lưỡi lắc đầu với tôi khi anh Liễm đã bước đi…

Sau 2 lần xây dựng mới trụ sở làm việc, vườn chỉ còn sót lại cây mận ở góc sân trước. Tuy đã bước vào tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” nhưng cây mận vào mùa vẫn sai trái và ngọt như xưa. Chúng tôi đều đã nghỉ hưu. Mỗi lần có dịp về lại cơ quan nhìn cây mận như nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui, tiếng cười.

Có thể bạn quan tâm

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.