Về hong sợi nắng hiên nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Buổi sớm thức dậy mơ màng thấy vệt nắng xuân in trên mặt tường cũ, nhận ra ta đang thở giữa một ban mai quê nhà êm ả tựa áng thơ mới viết.

Dẫu có nhọc nhoài áo cơm trong từng chặng dài của đời người thì ta vẫn còn những mùa xuân để gói ghém quay về, náu nương dưới bóng cố hương bền chặt cội rễ. Dẫu buộc phải gá mình vào những chân trời xuôi ngược thì mỗi người đều đã nhuần thấm một giọng nói, một dòng máu ân nghĩa quê hương.

Tháng ba, dường như tất thảy những dịu dàng đã gom cả vào đất trời. Màu nắng sớm mai hừng lên ánh hồng len vào màn sương mỏng. Từng đốm nắng le lói như vẫn còn ngái ngủ trên vạt lá chuối mướt xanh. Hương đất ấm ai ải quanh đống củi mục. Hương quả chín thanh tao ủ ấp sau từng vòm lá biếc. Ta bước giữa những tà gió thanh tân còn đượm hơi lạnh phập phồng, giọng chim sẻ, chào mào rộn rã trên sân khấu quê kiểng mùa xuân.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Từng phiến nắng theo gót mẹ về đầu ngõ, nơi những vòm hoa điệp vàng mảnh mai nối theo nhau buông cánh. Tiếng bước chân nhẫn nại thân thuộc. Ngồi trong nhà hướng nhìn ra mảnh sân vuông lác đác lá rụng, bắt gặp dáng mẹ về giữa khói nắng phiêu dao, thấy mình dường như chẳng lớn.

Dường như dẫu rừng rực đôi mươi hay mai sau tóc ngả màu sương khói, có va vấp bao nhiêu với cõi đời, ta vẫn là đứa trẻ luôn khao khát được ở bên hơi ấm của mẹ. Điềm nhiên ngồi bên bậu cửa thềm nhà, mặc bao huyên náo phía nhân gian ngoài kia, nghe tiếng chân mẹ qua lại nhỏ nhẹ, âm thầm, tưởng chừng chẳng có cuộc chia xa nào trong vời vợi năm tháng.

Tháng ba vừa chớm, hoa xoan đã li ti rải tím hàng giậu trước nhà. Nhịp đời trôi chậm rãi. Chiều dần buông. Nắng chiều lênh loang tựa ánh nhìn của hồng nhan đã qua giấc xuân thì, lộng lẫy, rực rỡ lần cuối trước khi vén mình cho sương đêm phủ xuống chốn quê hương. Trong bàng bạc nắng chiều nhận ra cả mùi thơm lành của khói.

Những vạt khói liu riu thong thả bay lên từ bếp lửa đỏ đượm, từ mớ lá khô lẫn cỏ mục còn nồng hương đất mẹ vừa gom đốt sau nhà. Tất cả đều mang dáng dấp của những nguyên sơ thân thiết, dẫu có tan biến vẫn ý nhị để lại một miền dư ba khó phai nhòa.

Mẹ nhón chân mang xuống từng mẹt chuối phơi trên mái ngói. Những lát chuối mỏng thấm giọt nắng xuân lai láng, dịu đằm, dần chuyển sang màu vàng nâu và co lại nhỏ nhắn, vừa đủ khô để lớp mật ngọt không dính vào ngón tay. Chỉ một lát nhỏ cũng đủ phết lên đầu lưỡi vị ngọt thanh đầm đẫm, gợi thức bao hồi tưởng ấu thơ ắp đầy niềm vui chất phác thuở còn thòm thèm hũ chuối phơi của mẹ.

Bởi vậy mà nắng xuân quê nhà chẳng bao giờ giống nắng thị thành bụi đường vương lối. Để đôi lúc ta thầm mơ về những giọt nắng quê lắng vị ngọt chân phương đã chưng cất nên một thứ men nhớ ngấm vào đời người.

Thứ men ấy đôi lần lại dắt tôi về lại những buổi chiều tàn, ngoại xõa mái đầu bịn rịn mùi bồ kết cho mẹ ngồi sau chải tóc. Bóng thời gian nghiêng xuống những phận đời trôi dạt, những người con gái phải lấy chồng xa hiện ra trong bao câu chuyện ngoại kể. Tự hỏi họ có khi nào bâng khuâng nhớ màu nắng chiều đằm thắm nơi quê mẹ mà “ruột đau chín chiều” như câu ca thuở nào?

Hoàng hôn tháng ba, tôi ra đứng ở bậc thềm, trông theo bóng mẹ đang vãi cơm nguội cho bầy gà ăn, trước khi chúng lục tục vào chuồng. Những tà gió cuối ngày còn thơm thoảng mùi của cố hương. Lòng nhận ra, tuổi trẻ với rạo rực khao khát kiếm tìm bao vùng đất mới lạ, sau cùng cũng chỉ thấy yên lòng và hạnh phúc nhất dưới mảnh trời khỏa bóng quê nhà.

Có thể bạn quan tâm

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.