Thương lái tìm mua loài gà bay giỏi như chim, trả giá 140.000 đ/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những hộ nuôi gà sao - loài gà thoạt nhìn hơi giống chim trĩ, bay giỏi như chim đang rất phấn khởi, bởi giá gà sao đang tăng, được thương lái tìm mua với giá 120.000-140.000 đồng/kg tại chuồng và giá 170.000-180.000 đồng/kg nếu bán ra tại các chợ và nhà hàng.
 
Thức ăn chủ yếu của gà sao là bã bia, cám ngô, cám gạo, rau cỏ các loại chứ không ăn cám công nghiệp. Ảnh: vietnamnet
Theo nhiều tiểu thương, hiện một số nhà hàng, quán ăn ở các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đặt mua gà sao nhằm phục vụ khách ăn uống nên giá gà cũng tăng lên so với tháng trước đây.
Một cán bộ của Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, cho biết gà sao có tên khoa học là Bambusicola hay còn gọi là gà trĩ, trĩ sao thuộc họ gà phi có nguồn gốc từ châu Phi, thịt gà ăn rất ngon. Gà quen sống trong môi trường hoang dã, tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng, chuối, lúa, cám, bắp, rau, cỏ…
Gà sao mái có thể đẻ từ 20-30 trứng và tự ấp trứng, gà rất nhạy cảm với những tiếng động lớn như sấm chớp, mưa giông, tiếng rơi vỡ của đồ vật… Lúc nhỏ gà rất sợ bóng tối, đến khi gà lớn, gà bay giỏi như chim, thậm chí có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-10m.
Gà mái nếu nuôi dạng công nghiệp thì trong khoảng thời gian 6 tháng thì đẻ trứng, nếu nuôi thương phẩm khoảng 3 tháng gà đạt trọng lượng từ 1-1,2kg/con, có thể xuất bán.
Mùa đẻ trứng của gà thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhưng nhược điểm của gà sao mái là nuôi giữ con không hiệu quả.
 
Theo người chăn nuôi, muốn trứng gà sao nở được thành gà con thì một con trống chỉ đạp tối đa 5 con mái
Để duy trì và phát triển giống gà sao bằng công nghệ hiện đại, mỗi tháng trại chăn nuôi con giống của Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang đã cho ấp nở thành công khoảng 1.000 con gà sao, cung cấp theo đơn đặt hàng cho người nuôi ở các tỉnh, thành như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Tây Ninh… 
Hiện nay, có nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng như một số tỉnh thành khác đã gắn bó và phát triển mô hình nuôi gà sao để phát triển kinh tế, do thịt gà sao cũng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng như trước. 
Theo ông Lường Văn Đón (sinh 1958, dân tộc Thái), bản Cuông Mường (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), mặc dù loài gà này có sức đề kháng tốt và đẻ nhiều nhưng chúng cũng có nhược điểm. Khả năng ấp trứng của loài gà này khá vụng, chúng thường đẻ hết trứng mới bắt đầu ấp, thời gian ấp trứng 28 ngày mới nở. Nếu không để ý, quan sát kỹ đến từng quả trứng, trứng sẽ nhanh bị hỏng, bị ung. Cách tốt nhất là dùng máy ấp trứng và dùng gà ta ấp trứng gà sao.
"So với các loài vật nuôi khác, nuôi gà sao rất đơn giản, chúng chỉ ăn ngô, thóc, cây rau, lá chuối; sức đề kháng cao không phải tốn một đồng chi phí nào để mua thuốc thang nên rất phù hợp với túi tiền của người nông dân ở vùng cao. Hiện, một số hộ nông dân ở bản đây cũng bắt đầu chuyển hướng sang nuôi loài gà này" - ông Đón cho biết.
 
Năm 2018, từ việc bán trứng và bán thịt, ông Đón thu gần 100 triệu đồng từ đàn gà sao 300 con. Sau khi trừ chi phí thức ăn lãi 50 triệu đồng. Ảnh: Tuệ Linh
Trong khi đó, khi chia sẻ về khoản lợi nhuận thu được từ nuôi gà sao, anh Nguyễn Xuân Hòa ở xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) - một chủ trang trại đang nuôi khoảng 7.000 con gà sao tiết lộ, mỗi con gà sao nuôi từ lúc bóc trứng cho đến lúc xuất chuồng chi phí hết dưới 140.000 đồng/con (bao gồm cả tiền giống).
Trong khi đó, gà sao nuôi 4 tháng xuất chuồng với trọng lượng đạt khoảng 2kg/con. Tính ra, mỗi con gà sau khi trừ hết chi phí, lãi ít nhất là 100.000 đồng.
Một năm với lượng gà sao xuất bán thịt như hiện nay, anh Hoà thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Thịt gà sao ngon và thơm hơn thịt gà thường nên luôn có sức hấp dẫn với người tiêu dùng. Hiện giá gà sao thịt tại chuồng đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg; giá 1 cặp gà sao giống từ 1,5 - 2 triệu/cặp trưởng thành; gà sao con từ 15.000-25.000 đồng/con; trứng gà sao cũng đắt gấp 2-3 lần so với gà thường, dao động từ 5.000 - 8.000 đồng/quả. 
Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.