Thương cho "mảnh đất bóng đá"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có một mảnh đất được ở vào diện “tấc đất tấc [ngàn] vàng” theo đúng nghĩa đen, khi giá trị của nó là 2,4 tỉ đồng cho 1 mét vuông - viết đầy đủ ra cho đỡ đọc nhầm. Nếu nó tạo ra giá trị kinh tế để phát triển đất nước, niềm vui nhân lên hàng nghìn lần, nhưng không may, đó lại là câu chuyện buồn.
Có một “mảnh đất” khác, trong nhiều năm, nhiều người “cày bừa”, đổ bao nhiêu tiền của, công sức, mồ hôi, nước mắt, thế mà vẫn không thể đưa giá trị của nó vượt lên. Câu chuyện đó còn buồn hơn gấp vạn.
Bóng đá Việt Nam, nói đúng hơn là “các giải bóng đá quốc nội”, tưởng như là một “mảnh đất” màu mỡ, dễ khai thác, dễ kiếm tiền, dễ giàu. Bởi tình yêu và sự hâm mộ của người Việt với bóng đá thế nào, có lẽ, không cần nhắc lại. Nhưng như một thói quen, năm này qua năm khác, nói đến khía cạnh tài chính của bóng đá nội thường dẫn đến điểm chung “chán chả buồn nói”.
Chỉ với một cái tên, giới bất động sản rúng động và đương nhiên khiến “người dân” choáng váng khi nghe đến những con số. V.League và các giải quốc nội thì còn choáng hơn, bởi gần 600 tỉ đó có thể gánh cho một câu lạc bộ trong… 12 năm (nếu dựa trên tính toán ngân sách để hoạt động ổn trong điều kiện hiện tại), là con số gấp đôi, gấp ba kế hoạch tài chính mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hay Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) phấn đấu đạt được trong năm 2022, giúp cho 13 câu lạc bộ tại V.League có thể ký quỹ hàng năm trong khoảng gần 10 mùa giải (500 triệu/năm) và gấp 200 lần số tiền thưởng mà đội vô địch V.League 2022 sẽ nhận được...
Đó là số tiền cọc mà người ta sẵn sàng “bỏ đi”!? Rồi thời gian gần đây là chuyện liên quan đến những cái tên như Việt Á, FLC, những vụ đánh bạc chạm đến con số hàng nghìn tỉ… Nghĩ mà thương cho “mảnh đất” bóng đá. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Bóng đá nội, trên thực tế, cũng phải nhìn lại chính mình khi không thiếu chuyện tranh giành, đấu đá, chuyện hậu trường, lợi ích nhóm, bóng đá không chỉ đơn thuần là bóng đá. Thế nên, bóng đá Việt cần một sự chung sức trong “cày bừa”, cóp nhặt từng giá trị nhỏ tạo thành tổng thể giá trị lớn. Khi chưa có “phù thủy” nào biết… thổi giá “mảnh đất” ấy…
LÊ VINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.