Thu tiền tỷ từ trang trại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi heo và trồng chanh dây hữu cơ xuất khẩu theo chuỗi khép kín, gia đình anh Hoàng Thế Hùng (làng Blang 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã thu 1,5 tỷ đồng/năm. Hiện anh đang đầu tư mở rộng quy mô trang trại để nâng cao thu nhập.

 

Năm 2017, sau khi mua gần 20 ha đất trống đồi trọc ở làng Blang 3, anh Hùng liền đầu tư làm hàng rào bao quanh rồi ký hợp đồng liên kết chăn nuôi heo với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Thực hiện hợp đồng, anh đầu tư xây dựng 4 khu trại (mỗi khu rộng 1.000 m2 đủ quy chuẩn chăn nuôi 700 con heo thịt) theo mô hình công nghệ của đối tác. Các khu trại đều có cây xanh bao quanh, tường ốp vật liệu cách âm, có hệ thống cấp thoát nước, thông gió, lọc không khí, cảm biến, phòng-chống cháy nổ, điện thắp sáng, camera giám sát, máy khử mùi, máy điều hòa nhiệt độ tự động theo quy chuẩn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.

 Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi heo và trồng chanh dây hữu cơ xuất khẩu theo chuỗi khép kín, gia đình anh Hoàng Thế Hùng (làng Blang 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã thu 1,5 tỷ đồng/năm. Ảnh: H.C
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi heo và trồng chanh dây hữu cơ xuất khẩu theo chuỗi khép kín, gia đình anh Hoàng Thế Hùng (làng Blang 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã thu 1,5 tỷ đồng/năm. Ảnh: H.C



Ngoài đầu tư xây dựng chuồng trại và lắp đặt các trang-thiết bị hiện đại phục vụ việc chăn nuôi, anh Hùng còn tuyển chọn nhân lực gửi đi đào tạo, nhận heo giống chăn nuôi theo quy trình bắt buộc. Phía Công ty có trách nhiệm đào tạo nhân lực và cấp chứng chỉ chăn nuôi, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Khi xuất bán heo, anh Hùng được Công ty trả chi phí chăn nuôi tùy theo chất lượng, trọng lượng và thời điểm xuất chuồng. “Liên kết chăn nuôi kiểu này, tôi không phải lo giá cả thị trường bấp bênh, không sợ dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi kết hợp với bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững”-anh Hùng phấn khởi chia sẻ.

Sau gần 4 năm liên kết chăn nuôi heo với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, hàng năm, anh Hùng xuất chuồng 2 lứa heo thương phẩm (mỗi lứa 2.800 con heo thịt), thu về khoảng 1,4 tỷ đồng/lứa. Cùng với việc chăn nuôi heo, anh còn liên kết với các doanh nghiệp trồng hơn 13 ha chanh dây hữu cơ để xuất khẩu, thả nuôi 2.000 m2 ao cá. Anh Hùng cho hay: “Trên gần 20 ha đất trang trại, gia đình tôi có tổng doanh thu 3 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi chừng 1,5 tỷ đồng/năm. Nhờ thu nhập ổn định mà gia đình có của ăn của để, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người và đóng góp xây dựng địa phương”.

Đánh giá về mô hình nuôi heo công nghệ cao, kết hợp trồng cây chanh dây hữu cơ xuất khẩu và nuôi cá theo chuỗi khép kín của anh Hùng, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Đây là mô hình phát triển kinh tế bền vững, không chỉ gia tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Mô hình này rất đáng để mọi người học tập và nhân rộng.

 

 HOÀNG CƯ



 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.