Thủ quỹ "sai sót" khi chi trả lương cho giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi phát hiện bà Lại Thị Nhẫn-giáo viên kiêm thủ quỹ Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ia Băng, huyện Chư Prông) có dấu hiệu gian dối trong việc chi trả tiền lương cho mình nhiều năm liền, 4 giáo viên đã báo với lãnh đạo nhà trường. Sau nhiều buổi làm việc với nhà trường và các giáo viên, bà Nhẫn đã thừa nhận sai sót và trả lại 4 đồng nghiệp 77 triệu đồng.
Theo phản ánh của 4 thầy giáo gồm: Kpah Der, Rơ Châm Ble, Rơ Mah Huynh, Rơ Lan Dip thì các thầy có thời gian công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Du từ 23 đến 29 năm. Những năm qua, các thầy đều nhận tiền lương từ thủ quỹ nhà trường là bà Lại Thị Nhẫn nhưng không để ý số tiền lương của mình tính theo bậc được Nhà nước chi trả là bao nhiêu. Đến đầu tháng 4-2019, sau khi làm thủ tục nhận tiền lương qua tài khoản được mở tại ngân hàng, các thầy giáo này phát hiện tiền lương tháng 3-2019 của mình cao hơn nhiều so với số tiền thực nhận trước đây do thủ quỹ phát. 
4 thầy giáo trao đổi nội dung sự việc với phóng viên. Ảnh: N.T
4 thầy giáo trao đổi nội dung sự việc với phóng viên. Ảnh: N.T
Nghi ngờ thủ quỹ nhà trường gian dối khi phát tiền lương cho mình, 4 thầy giáo đã âm thầm điều tra, tìm hiểu và nhận thấy điều này là có cơ sở. “Từ năm 2015 đến nay, chúng tôi vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình rồi trả lãi và gốc bằng hình thức trừ một phần tiền lương. Số tiền vay là 60 triệu đồng hoặc 70 triệu đồng/người. Vì tin cô Nhẫn nên khi nhận tiền lương, chúng tôi không nghi ngờ gì. Thậm chí có tháng tiền lương còn rất ít nhưng nghe cô ấy bảo ngân hàng trừ lãi nhiều hơn tháng trước, chúng tôi tin ngay. Nhưng mới đây, chúng tôi phát hiện tiền trả ngân hàng thực tế mỗi tháng cho khoản vay 70 triệu đồng chỉ khoảng 2,2 triệu đồng; trong khi, tiền lương của chúng tôi bị trừ rất nhiều, có tháng đến 6 triệu đồng. Tính ra, ngoài số tiền lương đã trừ để trả ngân hàng thì chúng tôi còn bị trừ thêm từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người”-thầy giáo Rơ Mah Huynh bức xúc.
Tương tự, thầy giáo Kpah Der chia sẻ: “Tôi vay ngân hàng 60 triệu đồng từ năm 2015 và trả xong vào tháng 2-2019. Từ khi đi dạy cho đến tháng 4-2019, tôi không để ý tiền lương được Nhà nước trả cho một tháng dạy học là bao nhiêu. Mỗi lần nghe cô Nhẫn thông báo nhận tiền lương thì lên nhận thôi. Sau khi ký 3 tờ bảng lương thì số tiền tôi thực nhận còn rất ít. Tôi có hỏi thì cô ấy lấy lý do này nọ để nói cho qua chuyện. Tôi nghĩ cô ấy nói đúng nên không nghi ngờ gì. Thậm chí, đầu tháng 4-2019, khi đã có thẻ ATM và chuẩn bị lên trung tâm huyện rút tiền lương mà nghe cô Nhẫn nói đi rút giùm vì không biết cách sẽ bị khóa thẻ, nhiều thầy còn nghĩ cô ấy tốt bụng. Nhưng sau đó, chúng tôi phát hiện cô này gian dối khi phát tiền lương hàng tháng. Như tháng vừa rồi, tiền lương thực tế của tôi là 9,6 triệu đồng nhưng trừ các khoản thì thủ quỹ chỉ đưa 4 triệu đồng. Nhẩm tính thì từ năm 2015 đến nay, mỗi tháng cô Nhẫn bớt của tôi khoảng 2 triệu đồng. Cô Nhẫn đã thừa nhận sai và trả lại cho tôi 20 triệu đồng. Tôi đã nhận số tiền ấy vì thấy tội cô Nhẫn nhưng vẫn ấm ức”.
Để có thông tin khách quan, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Lại Thị Nhẫn. Theo bà Nhẫn thì bà có nhầm lẫn khi phát lương tháng 3-2019 cho 2 thầy giáo. Nhưng bà chấp nhận trả lại 77 triệu đồng cho 4 thầy giáo để nhà trường không bị ảnh hưởng đến thi đua.
Tại buổi làm việc giữa chúng tôi với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Du cùng đại diện Công đoàn, thủ quỹ nhà trường và 4 giáo viên, bà Hồ Thị Thúy Ngân-Hiệu trưởng nhà trường đã xác nhận sự việc này. “Sau khi 4 giáo viên tự đi rút tiền và thấy sự chênh lệch tiền lương đã gửi đơn kiến nghị cho nhà trường. Nhà trường đã nhanh chóng lập tổ xác minh, yêu cầu thủ quỹ Lại Thị Nhẫn và kế toán trường cung cấp giấy tờ liên quan. Qua đây, chúng tôi nhận thấy cô Nhẫn sai sót trong việc trả lương tháng 3-2019 cho 2 thầy giáo là Kpah Der và Rơ Lan Dip; số tiền sai sót là khoảng 700 ngàn đồng. Tiếp đó, nhà trường đã yêu cầu bà Nhẫn thành khẩn nhận số tiền đã trả thiếu cho 4 thầy giáo. Sau khi làm việc riêng với 4 thầy giáo, bà Nhẫn đã trả lại 77 triệu đồng. Cụ thể, 3 giáo viên là Kpah Der, Rơ Mah Huynh, Rơ Châm Ble nhận lại tổng cộng 60 triệu đồng; thầy Rơ Lan Dip nhận lại 17 triệu đồng”-bà Ngân nói.

Bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Prông: “Trường Tiểu học Nguyễn Du cũng đã báo cáo nội dung sự việc. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nhà trường nắm lại toàn bộ quy trình chi trả lương, xác minh làm rõ chuyện này. Nếu có sai phạm ở trường này thì chúng tôi sẽ tổ chức xử lý theo quy định”.
 NGUYỄN TÚ

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null