Thơm thảo những tấm lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Dịch thế này, những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như mình ở TPHCM nhiều lắm, đếm không xuể”, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, ngụ tại quận 12, chia sẻ. Công việc thiện nguyện của chị tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người làm phải thực sự kiên nhẫn, tận tâm. Muốn chuyển các món quà thương yêu của bà con miền Trung, miền Tây… đến đúng đối tượng rất cần sự điều phối nhịp nhàng, từ xác minh thông tin, gọi điện điều xe chở hàng, đến tổ chức phân phát.

 Anh Lê Văn Hải và chị Nguyễn Thị Kim Oanh nhận các thùng hải sản từ Quảng Bình chuyển tặng bà con TPHCM
Anh Lê Văn Hải và chị Nguyễn Thị Kim Oanh nhận các thùng hải sản từ Quảng Bình chuyển tặng bà con TPHCM


Ngay khi TPHCM có thông tin giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, một số chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm dừng hoạt động, cũng là lúc nhiều chuyến hàng xuôi ngược từ khắp nơi đổ về “tiếp sức” cho người dân thành phố.

Thông tin bà con Quảng Bình tặng hàng chục tấn cá tươi, Lâm Đồng chuyển hàng chục tấn rau củ quả, An Giang với hơn 80 tấn gạo… vào những ngày giữa tháng 7 khiến bà con TPHCM cảm thấy ấm lòng.

Bà Nguyễn Thị Nhung (ngụ khu phố 2, đường Nguyễn Thị Căn, quận 12) cho hay: “Dịch bệnh thế này khiến nhiều người chật vật, nhưng một số bà con gặp khó khăn trong xóm vẫn nhận được vài ký rau củ, chút cá tươi… từ các nhà hảo tâm gửi tặng, trong đó có món quà từ chị Kim Oanh. Thơm thảo và trân quý lắm”.

Anh Lê Văn Hải, đồng hương của chị Nguyễn Thị Kim Oanh, cho biết, bất kể sáng tối, khi nào hàng hóa về TPHCM anh đều sẵn sàng hỗ trợ, chuyển đến các bếp ăn tập thể, khu cách ly phục vụ người dân. “Lúc này, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Hỗ trợ được gì trong khả năng của mình, chúng tôi đều sẵn sàng”, anh Lê Văn Hải tâm tình.

“Đông tay vỗ kêu to”, sự thực đúng như vậy! TPHCM đã và đang có những người âm thầm lan tỏa yêu thương, trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn các món quà thiết thực.

Theo GIA HÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.