Thích ăn các món giàu chất béo, cần làm gì để giảm tác hại lên mạch máu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ăn nhiều chất béo sẽ khiến dễ tăng cân và gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Một nghiên cứu mới đây phát hiện một dưỡng chất có thể giúp giảm các tác động này.

Một trong những thời điểm mà chúng ta thích ăn thực phẩm có nhiều chất béo nhất là lúc đang bị căng thẳng. Vì căng thẳng sẽ đẩy nồng độ hoóc môn cortisol trong cơ thể lên cao, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là những món có nhiều chất béo và đường, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Chất chống ô xy hóa flavanol trong ca cao, trà xanh có tác dụng giúp bảo vệ chức năng mạch máu
Chất chống ô xy hóa flavanol trong ca cao, trà xanh có tác dụng giúp bảo vệ chức năng mạch máu

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Birmingham (Anh) phát hiện ăn các món giàu chất béo khi đang căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến chức năng mạch máu và lượng ô xy lên não. Thế nhưng, chất chống ô xy hóa flavanol trong ca cao lại có tác dụng giúp bảo vệ chức năng mạch máu. Bên cạnh cacao, một món khác cũng chứa hàm lượng flavanol rất cao là trà xanh.

Trong nghiên cứu, nhóm khoa học đã cho các tình nguyện viên ăn 2 chiếc bánh bơ sừng bò với 10 gram bơ muối, 1,5 lát phô mai và 250 ml sữa nguyên chất. Sau đó, họ được chia ra làm 2 nhóm. Nhóm một uống một ly ca cao có hàm lượng chất chống ô xy hóa flavanol cao, nhóm còn lại cũng uống ca cao nhưng hàm lượng flavanol thấp.

Sau đó, các tình nguyện viên được yêu cầu làm bài kiểm tra tính nhẩm. Nhóm nghiên cứu cũng đo lưu lượng máu ở cẳng tay, hoạt động tim mạch và lượng ô xy đến vỏ não trán trước. Việc hoàn thành các bài kiểm tra gây áp lực tương tự như trạng thái căng thẳng thường ngày.

Kết quả nghiên cứu phát hiện ở những người uống ca cao ít flavanol, chức năng mạch máu của họ đã bị suy giảm khi trải qua căng thẳng. Trạng thái này kéo dài đến 90 phút sau khi căng thẳng kết thúc.

Trong khi đó, nhóm người uống ca cao có nhiều flavanol lại không gặp tình trạng như vậy. Điều này cho thấy tác dụng của flavanol với người căng thẳng và ăn nhiều chất béo.

Do đó, nghiên cứu kết luận ăn các món có nhiều flavanol có thể giúp giảm bớt một số tác động tiêu cực của căng thẳng và chất béo lên hệ thống mạch máu. Ngoài ca cao và trà xanh, các món có nhiều flavanol khác là cam, cải xoăn và hành tây, theo Medical News Today.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.