Thi tìm hiểu cải cách hành chính huyện Kông Chro: Nâng cao ý thức phục vụ người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính (CCHC) là dịp để cán bộ, công chức huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Tham gia hội thi có 154 cán bộ, công chức đến từ 14 xã, thị trấn và các cơ quan hành chính nhà nước, khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể. Các đội lần lượt trải qua 3 vòng thi: chào hỏi, giới thiệu; kiến thức và năng khiếu, tiểu phẩm. Thời gian cho mỗi phần thi khoảng 5-12 phút.
Hội thi diễn ra sôi nổi ngay từ màn chào hỏi, giới thiệu với những bài hát, hò vè, hoạt cảnh... thu hút sự quan tâm của khán giả. Ở phần thi kiến thức, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia bốc thăm, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 và 6 lĩnh vực CCHC: cải cách thể chế; thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.
Ông Nguyễn Văn Tuấn-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kông Chro-cho biết: Đội thi của đơn vị có 8 thành viên. Trong phần chào hỏi, đơn vị đã sân khấu hóa để giới thiệu về địa phương, công tác CCHC của thị trấn. “Ở phần thi năng khiếu, chúng tôi xây dựng tiểu phẩm về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Qua tiểu phẩm, chúng tôi mong muốn tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về dịch vụ công trực tuyến với nhiều tiện ích, góp phần hạn chế tình trạng nhũng nhiễu”-ông Tuấn nói.
Phần dự thi của xã Yang Trung. Ảnh: Ngọc Minh
Phần dự thi của xã Yang Trung. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Nguyễn Thị Hường (xã Chư Krêy) thổ lộ: “Hội thi giúp tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, rút ra những bài học quý báu áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày, phục vụ người dân kịp thời, hiệu quả”. Còn Chủ tịch UBND xã Yang Nam Trần Ngọc Thái thì cho hay: “Cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá trong quản lý nhà nước, có tác động tới toàn bộ công chức huyện nói chung và xã Yang Nam nói riêng. Hội thi như thông điệp gửi gắm đến mọi người dân về CCHC, nhất là về quá trình chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực của đời sống hiện nay”.
Kết thúc hội thi, khối hành chính nhà nước, chính quyền đạt giải nhất; khối Đảng, Mặt trận, các đoàn thể và xã Yang Trung đạt giải nhì; các xã Yang Nam, Đak Song, Ya Ma đạt giải ba.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện đã tích cực tham gia và có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đặc biệt, ở phần thi năng khiếu, các đội đã phản ánh sinh động, chính xác và kịp thời những mặt tích cực, điển hình tiên tiến cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác CCHC, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Ngọc Ẩn đánh giá: “Đây là năm đầu tiên huyện tổ chức hội thi về công tác CCHC. Hội thi đã tạo sân chơi bổ ích, thiết thực cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây cũng là dịp để cán bộ, công chức, viên chức rèn luyện kỹ năng hoạt động công vụ, được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giúp nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đang công tác tại cơ quan, đơn vị và địa phương về công tác CCHC. Qua đó, mỗi người có thêm ý thức, tự nâng cao năng lực bản thân nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương”. 
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.