Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học thứ bảy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đề nghị lãnh đạo UBND TP.Bắc Ninh cho phép thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ ngày thứ bảy tại các trường THCS: Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Theo Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh, từ kinh nghiệm một số địa phương trên cả nước đã cho học sinh THCS nghỉ học thứ bảy, phòng đã chỉ đạo khảo sát nhu cầu với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh và nghiên căn cứ quy định về xây dựng kế hoạch giáo dục, chương trình, thời khóa biểu khoa học đảm bảo đúng, đủ thời gian chính khóa lớp 6 - lớp 7 là 29 tiết/tuần, lớp 8 và lớp 9 là 29,5 tiết/tuần.

Thời gian vào buổi chiều, các trường chủ động bố trí thêm hoạt động các câu lạc bộ thể thao, năng khiếu, nghệ thuật, đọc sách truyện, rèn kỹ năng sống...

TP.Bắc Ninh thí điểm cho học sinh một số trường THCS nghỉ học ngày thứ bảy. ẢNH: BÁO BẮC NINH
TP.Bắc Ninh thí điểm cho học sinh một số trường THCS nghỉ học ngày thứ bảy. ẢNH: BÁO BẮC NINH

Riêng trường trọng điểm THCS Nguyễn Đăng Đạo có thể đề xuất thêm thời gian, địa điểm tổ chức ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi các lớp 6, 7, 8 cấp thành phố và đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh nhận thấy việc dạy học từ thứ hai đến thứ sáu và nghỉ ngày thứ bảy là phù hợp với điều kiện sống, kế hoạch làm việc và mong muốn của nhiều người.

Phòng GD-ĐT thành phố đề nghị lãnh đạo UBND TP.Bắc Ninh cho phép thí điểm điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ ngày thứ bảy tại các trường THCS: Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Cụ thể, Trường THCS Suối Hoa, Trường THCS Ninh Xá (2 đơn vị đang tổ chức ăn bán trú cho học sinh) và THCS Vệ An (chỉ có 8 lớp với 372 học sinh, với mục đích thu hút tuyển sinh từ những năm học sau) thực hiện từ ngày 4.11. Với Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo thực hiện từ ngày 20.1.2025 (sau thi học sinh giỏi cấp tỉnh).

Để ngày nghỉ không thành ngày học thêm

Để thứ bảy và chủ nhật thật sự là ngày nghỉ đúng nghĩa cho giáo viên và học sinh, phòng GD-ĐT ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động dạy thêm học thêm.

Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh cũng yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức cho cán bộ giáo viên ký cam kết không tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định, tuyệt đối không dạy thêm cho học sinh các khối 6, 7, 8 vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật.

Đồng thời, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có định hướng quản lý thời gian của học sinh trong những ngày nghỉ cuối tuần và hình thành ý thức tự học ở học sinh.

Trước đó, một số địa phương như Lào Cai, Lai Châu, TP.Hà Tĩnh,… đã cho học sinh khối THCS nghỉ học thứ bảy. Trong đó, tỉnh Lào Cai đã thực hiện được mô hình này sớm nhất. Sở GD-ĐT Lào Cai đánh giá, sau 5 năm thí điểm cho toàn bộ học sinh THCS nghỉ học thứ bảy đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa và rèn kỹ năng sống, phát triển toàn diện... Đáng chú ý, khi chính sách trên được áp dụng đã giúp tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần tăng, số học sinh bỏ học giảm.

Các địa phương khi quyết định cho học sinh nghỉ học vào thứ bảy đều có các giải pháp để không biến ngày nghỉ thành ngày dạy thêm, học thêm. Các địa phương tổ chức ký cam kết hoặc quán triệt tinh thần để giáo viên các trường công lập không tổ chức dạy thêm ngày thứ bảy, chủ nhật. Ngành giáo dục có hướng dẫn cụ thể, xây dựng kế hoạch dạy học đúng đủ theo quy định còn giáo viên ký cam kết không dạy thêm học thêm vào thứ bảy, chủ nhật.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.