Học sinh trung học nghỉ thứ bảy được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mới đây, một số địa phương như Hà Tĩnh, Lai Châu... cho học sinh cấp trung học nghỉ ngày thứ bảy, khiến dư luận đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc này và tại sao chỉ rất ít địa phương thực hiện?

CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG THỜI KHÓA BIỂU, KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Mới đây, UBND tỉnh Lai Châu ra văn bản chỉ đạo sở GD-ĐT, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, từ thứ hai đến thứ sáu; nghỉ thứ bảy đối với tất cả các cấp học. Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, hoàn thành nội dung, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo kế hoạch năm học.

Nghỉ học ngày thứ bảy, học sinh có thêm thời gian vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động trải nghiệm
Nghỉ học ngày thứ bảy, học sinh có thêm thời gian vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động trải nghiệm

Trao đổi với Thanh Niên, ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, cho biết tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là thực hiện đúng quy định chung về thời gian làm việc 5 ngày/tuần và dựa trên tính khả thi của các trường học. Tuy nhiên, nơi nào đủ điều kiện thì sẽ nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật, nơi nào chưa đủ điều kiện sẽ thực hiện nghỉ xen kẽ trong tuần, đảm bảo chỉ làm việc và học tập 5 ngày/tuần.

Cũng theo ông Tuấn, theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường có quyền chủ động xây dựng thời khóa biểu, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên (GV)... của mình. Bên cạnh đó, cần trao đổi để nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh (HS) trước khi triển khai. Sở GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể việc triển khai dạy và học 5 ngày/tuần đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung, chương trình, nhiệm vụ năm học. Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. Kết thúc năm học 2024 - 2025, Sở GD-ĐT Lai Châu sẽ tổ chức đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và báo cáo UBND tỉnh.

SỐ HỌC SINH BỎ HỌC GIẢM

TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cũng đang triển khai thí điểm cho HS THCS nghỉ học chính khóa vào thứ bảy từ năm học này. Bà Trần Thị Thủy Nga, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Hà Tĩnh, cho biết HS có thêm thời gian vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động trải nghiệm, viên chức trong các trường THCS có thể tái tạo năng lượng cho các tuần kế tiếp.

Bà Nga cũng nêu các bước để thực hiện chủ trương này. Trước tiên phải khảo sát về điều kiện cần, về nhu cầu của cán bộ quản lý, GV, phụ huynh, HS, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc không ảnh hưởng đến chương trình, đến chất lượng học tập vì đã được sắp xếp đầy đủ từ thứ hai đến thứ sáu.

Trong khi đó, Lào Cai đã áp dụng nghỉ học thứ bảy với toàn bộ HS cấp tiểu học và THCS tròn 5 năm học. Chia sẻ với Thanh Niên, cô Hoàng Thị Mai Hoa, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh (H.Bảo Yên, Lào Cai), cho biết: "Tôi về trường làm hiệu phó 7 năm thì có 5 năm áp dụng việc nghỉ học thứ bảy nên có sự so sánh và thấy hợp lý vô cùng". Theo cô Hoa, để thực hiện được việc này thì điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ GV phải bảo đảm. Dù cấp THCS không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cả 5 ngày trong tuần nhưng dạy khoảng 3 buổi chiều các ngày trong tuần. Ngoài ra, các thầy cô còn kèm thêm (miễn phí) 1 buổi phụ đạo cho HS còn chậm hoặc bồi dưỡng HS khá giỏi.

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Q.Đống Đa). Đây là một trong số hiếm hoi trường tại Hà Nội cho học sinh nghỉ thứ bảy
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Q.Đống Đa). Đây là một trong số hiếm hoi trường tại Hà Nội cho học sinh nghỉ thứ bảy

Theo Sở GD-ĐT Lào Cai, sau 5 năm thí điểm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. GV có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa và rèn kỹ năng sống, phát triển toàn diện... Đáng chú ý, khi chính sách trên được áp dụng đã giúp tỷ lệ HS đi học chuyên cần tăng, số HS bỏ học giảm. Trước mắt, Lào Cai sẽ tiếp tục thực hiện dạy 5 ngày/tuần đối với cấp tiểu học và THCS; chưa thực hiện ở bậc THPT do điều kiện cấp học này chưa đáp ứng được.

CÓ TẠO CƠ HỘI CHO DẠY THÊM, HỌC THÊM ?

Trước băn khoăn liệu nghỉ học 2 ngày/tuần có nảy sinh tình trạng dạy thêm, học thêm hay không, Giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu Đinh Trung Tuấn cho rằng không đáng lo ngại vì các trường và GV phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, có sự giám sát và đồng thuận của phụ huynh, của xã hội.

Trưởng phòng GD-ĐT TP.Hà Tĩnh Trần Thị Thủy Nga khẳng định TP đã quán triệt tinh thần GV các trường công lập không tổ chức dạy thêm ngày thứ bảy, chủ nhật. Ngành giáo dục có hướng dẫn cụ thể, xây dựng kế hoạch dạy học đúng đủ theo quy định còn GV ký cam kết không dạy thêm học thêm vào thứ bảy, chủ nhật.

Tại Lào Cai, cô Hoàng Thị Mai Hoa nêu thực tế HS ở vùng cao đi học chính khóa đầy đủ đã là rất quý rồi, việc ép HS học thêm hay phải đóng tiền để học thêm hầu như không xảy ra. Việc nghỉ học trọn vẹn 2 ngày nghỉ cuối tuần cũng là cách làm cho các em cấp THCS không cảm thấy việc học quá áp lực, có thời gian phụ giúp công việc cho gia đình.

Hà Nội: Việc nghỉ học thứ bảy chưa phải là chủ trương của TP hay bất cứ quận huyện nào, số trường trung học công lập cho HS nghỉ học thứ bảy rất ít. Trường THCS Cầu Giấy, Trường THPT Phan Huy Chú là những trường công chất lượng cao đã thực hiện nghỉ thứ bảy nhiều năm nay. Trường THCS Phan Chu Trinh là một trong số hiếm hoi trường THCS công lập áp dụng dạy học 5 ngày/tuần.

TP.HCM: Trường học 2 buổi/ngày sẽ không học thứ bảy. Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết việc học ngày thứ bảy tùy thuộc vào trường tổ chức 2 buổi/ngày hay một buổi/ngày. Theo ông Tân, mỗi quận, huyện, mỗi trường sẽ căn cứ tình hình thực tế, quy mô trường lớp, đội ngũ GV, sĩ số HS để tổ chức sao cho phù hợp nhất. Theo quy định, những trường dạy 2 buổi/ngày thì sẽ học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy. Những trường dạy học một buổi/ngày sẽ học từ thứ hai đến thứ bảy.

Đà Nẵng: Hầu hết HS cấp THCS không học chính khóa vào thứ bảy. Ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết theo lịch chính khóa thì HS cấp THCS TP.Đà Nẵng không học vào ngày thứ bảy. Đối với cấp THPT thì thời khóa biểu sẽ do hiệu trưởng sắp xếp, nhưng đa số các trường chỉ dạy 2 - 3 tiết vào sáng thứ bảy. Riêng tại H.Hòa Vang, các trường THCS, THPT vẫn tổ chức dạy học phụ đạo, bồi dưỡng vào sáng thứ bảy.

Cần Thơ: Chỉ có 5 trường không học ngày thứ bảy. Cần Thơ hiện có 70 trường THCS và 41 trường THPT. Ngày 11.10, đại diện Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ cho biết hiện hầu hết các trường THCS, THPT tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần. Chỉ có 1 trường THPT, 3 trường tư thục, 2 trường THCS dạy học từ thứ hai đến thứ sáu. Việc có tổ chức dạy học thứ bảy hay không tùy vào điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV…

Tuệ Nguyễn - Bích Thanh - Huy Đạt - Thanh Duy

Không nên thực hiện một cách máy móc

Nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết, việc nghỉ ngày thứ bảy là phù hợp. Tuy nhiên, không nên thực hiện một cách máy móc, duy ý chí bởi với những HS sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp thì cần tăng thêm thời lượng ôn tập, nếu không các em sẽ phải đi học thêm vào những ngày cuối tuần.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục VN, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội)

Cần thiết kế chương trình gọn nhẹ

Để nghỉ học thứ bảy phải phụ thuộc vào chương trình có cho phép hay không. Để thực hiện đồng loạt tất cả các trường đều nghỉ học ngày thứ bảy, cần đẩy nhanh việc xây dựng đầy đủ phòng học, đủ GV giảng dạy đáp ứng nhu cầu học 5 ngày trong tuần. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng nên thiết kế lại chương trình dạy học gọn nhẹ hơn.

Nguyễn Văn Lực (GV H.Diên Khánh, Khánh Hòa)

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Siu Nhật-Tấm gương vượt khó trong học tập

Siu Nhật-Tấm gương vượt khó trong học tập

(GLO)- Tại thôn Đoàn Kết (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) có ngôi nhà chỉ vỏn vẹn 15 m2 được thưng bởi những tấm tôn. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em Siu Nhật lại là học sinh chăm chỉ nhất Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 01 xã Chư Đang Ya.

Kỹ năng sư phạm thời công nghệ

Kỹ năng sư phạm thời công nghệ

Nhiều tình huống gây tranh cãi xảy ra giữa giáo viên và học sinh trong thời gian gần đây cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay.

Tận tâm, sáng tạo trong dạy nghề

Tận tâm, sáng tạo trong dạy nghề

(GLO)- Không chỉ tận tâm truyền đạt kỹ năng chuyên môn mà nhiều giáo viên dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh Gia Lai còn đóng vai trò hướng dẫn, định hình tương lai nghề nghiệp cho học viên.

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

(GLO)- Ở vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, em Nguyễn Quốc Nhật Minh-lớp 12C2A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương đã xuất sắc mang cầu truyền hình về với Gia Lai. Đây không chỉ là sự kiện mang tính trí tuệ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh về bản sắc văn hóa, du lịch của tỉnh nhà.