Thầy giáo Hoàng Việt Trung: Dạy sử bằng phim hoạt hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không còn khô khan với các số liệu và con chữ, giờ đây, học sinh lớp 10 Trường THPT Pleime (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã có những tiết học Lịch sử đầy thú vị thông qua phim hoạt hình tương tác thông minh. Chủ nhân của phương pháp dạy học sáng tạo này là thầy Hoàng Việt Trung-giáo viên môn Lịch sử kiêm Bí thư Đoàn trường.

Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của mình, thầy Trung cho hay: “Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Đối với môn Lịch sử, tôi nghĩ yêu cầu này càng phải được thực hiện nghiêm túc hơn để giúp học sinh ngày càng yêu sử và thích học môn Lịch sử. Vì thế, tôi đã dành thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc xây dựng phim hoạt hình tương tác thông minh phục vụ cho việc dạy học chủ đề các nền văn minh thế giới cổ-trung đại trong chương trình lớp 10”.

Một tiết dạy môn Lịch sử bằng phim hoạt hình tương tác thông minh của thầy Hoàng Việt Trung. Ảnh: M.T

Một tiết dạy môn Lịch sử bằng phim hoạt hình tương tác thông minh của thầy Hoàng Việt Trung. Ảnh: M.T

Bắt tay vào nghiên cứu, thầy Trung đề ra 3 mục tiêu cốt lõi là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử lớp 10; làm rõ tính hiệu quả của việc áp dụng giải pháp, sự thay đổi về mức độ tiếp thu kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh đối với môn học Lịch sử; xây dựng kho học liệu số, thiết bị dạy số cho ngành giáo dục nói chung và đối với môn Lịch sử nói riêng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.

Thầy Trung cho biết: Để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, trước tiên, tôi xác định yêu cầu cần đạt của bài học rồi tiến hành sưu tầm tư liệu và hình ảnh, biên tập nội dung. Kế tiếp, chuyển thể nội dung từ dạng văn bản thành lời nói, chỉnh sửa hình ảnh cho phù hợp với nội dung và biên tập video dưới 1 phút. Công đoạn quan trọng nhất là thiết kế và xuất bản phim hoạt hình bằng phần mềm chuyên dụng. Bởi lẽ, nó đòi hỏi phải thiết lập các tính năng về âm thanh, hình ảnh, cử chỉ và hành động của nhân vật trong video sao cho phù hợp với nội dung dạy học, phản ánh trung thực lịch sử nhưng vẫn lôi cuốn, hấp dẫn người xem.

Ngoài ra, sau khi đã sản xuất được video phim hoạt hình, tôi còn lồng ghép 5-7 câu hỏi trắc nghiệm tương tác trực tiếp giữa người học với video nhằm kích thích sự chú ý, khả năng ghi nhớ, tư duy tìm hiểu lịch sử cho học sinh.

Cũng theo thầy Trung, có nhiều cách để ứng dụng sản phẩm vào quá trình dạy học ở trường phổ thông đối với môn Lịch sử lớp 10. Giáo viên có thể sử dụng video phim hoạt hình các nền văn minh thế giới cổ-trung đại để minh họa kiến thức, giúp hình thành kiến thức mới cho học sinh. Đây là việc làm đơn giản và dễ dàng nhất, chỉ cần có các phương tiện như: máy tính, máy chiếu hoặc ti vi. Thứ 2 là tích hợp phim hoạt hình vào bài giảng điện tử và giáo viên chỉ cần chèn video phim hoạt hình dạng MP4 vào bài dạy của mình và trình chiếu cho học sinh xem trong quá trình dạy học. Với cách này, phim hoạt hình trở thành một phần tư liệu dạy học.

“Cả 2 cách trên đều không có câu hỏi tương tác giữa người học và thiết bị, đương nhiên sẽ không thể kiểm tra, khảo sát trực tiếp về nhận thức của học sinh đối với nội dung bài dạy một cách kịp thời. Do đó, tính năng nổi bật của sản phẩm sẽ bị bỏ ngỏ”-thầy Trung phân tích.

Theo thầy Hoàng Việt Trung, công đoạn quan trọng nhất là khâu thiết kế và xuất bản phim hoạt hình bằng phần mềm chuyên dụng. Ảnh: Mộc Trà

Theo thầy Hoàng Việt Trung, công đoạn quan trọng nhất là khâu thiết kế và xuất bản phim hoạt hình bằng phần mềm chuyên dụng. Ảnh: Mộc Trà

Tiến sĩ Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Giải pháp xây dựng phim hoạt hình tương tác thông minh phục vụ dạy học chủ đề “Các nền văn minh thế giới cổ-trung đại” lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của thầy Hoàng Việt Trung có tính thực tiễn cao, phù hợp với học sinh vùng khó. Đây được xem là một tư liệu dạy học có thể áp dụng triển khai rộng rãi trong các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm góp phần vào quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Với hiệu quả khả thi mang lại, đề tài nghiên cứu của thầy Trung vừa được Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 11 năm 2022-2023 trao giải nhì và được đề nghị gửi tham dự hội thi cấp trung ương.

Và cách thức hiệu quả mà thầy Trung đưa ra là sử dụng sản phẩm phim hoạt hình tương tác thông minh nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của học sinh hoặc giám sát kết quả học tập khi giao bài tập về nhà cho các em. Để thuận tiện cho công tác này, thầy Trung đã đưa phim hoạt hình lên website https://olm.vn và thiết lập tính năng tương tác, phản hồi thông tin cho phim hoạt hình. Đồng thời, thiết lập lớp học và cấp tài khoản cũng như mật khẩu truy cập cho học sinh (chỉ những em được cấp quyền truy cập mới được vào sử dụng phim hoạt hình).

Toàn bộ tiến trình học tập sẽ được hệ thống phân tích và tổng hợp một cách chi tiết từ ngày xem, thời gian làm bài, tỷ lệ % xem video đến số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai, điểm số… Thêm vào đó, sản phẩm được thiết kế theo hướng mở nên giáo viên dễ dàng thay đổi nội dung câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau, góp phần dạy học phân hóa đối với học sinh hiện nay. Đây cũng là tính năng nổi bật, tiến bộ hơn so với những thiết bị dạy học số đang sử dụng trong nhà trường.

“Thật thú vị và hấp dẫn! Nhiều bạn trong lớp em đã thốt lên như thế khi lần đầu tiên học Lịch sử thông qua phim hoạt hình được thiết kế dưới dạng 2D. Qua hình thức này, chúng em có cảm giác như mình đang tham quan một bảo tàng lịch sử về các nền văn minh thế giới cổ-trung đại. Đặc biệt, thầy Trung còn lồng ghép nhiều câu hỏi xen kẽ giữa các nội dung bài học, vừa tăng tính tương tác vừa giúp chúng em có thể dễ dàng ghi nhớ và phát triển tư duy tìm hiểu lịch sử. Đến nay, sau gần 1 năm, em vẫn còn nhớ khá tốt những kiến thức đã học khi đó”-em Nguyễn Thị Thu Hà (lớp 11B2) hào hứng nói.

Thầy Nguyễn Thế Hùng-Hiệu trưởng Trường THPT Pleime-nhìn nhận: Thầy Hoàng Việt Trung là một trong những giáo viên giỏi, thường xuyên có những sáng kiến hay trong dạy học. Giải pháp phim hoạt hình tương tác thông minh của thầy Trung sau khi áp dụng dạy thực nghiệm tại trường đã mang lại hiệu quả bước đầu, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Sắp tới, nhà trường sẽ chỉ đạo các giáo viên cùng bộ môn tiếp cận với phương pháp mới này của thầy Trung, tiến tới nhân rộng thêm ở các học phần Lịch sử và phát triển cả ở những bộ môn khác để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng khó theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.