Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012.

Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến-Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Minh Khái-Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Triều
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Minh Triều


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận sự nỗ lực, đóng góp của kinh tế tập thể lĩnh vực phi nông nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thời gian qua. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Liên minh HTX Việt Nam và các tỉnh, thành tiếp tục quán triệt quan điểm mục tiêu, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết Trung ương 5 đã đề ra, trong đó xác định kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ; kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, đất sản xuất, phương tiện sản xuất cho các HTX; đổi mới mạnh mẽ quy mô, chất lượng giúp các HTX hoạt động hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận, đánh giá khách quan nhất về tình hình thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và Luật HTX năm 2012; nêu rõ kết quả đạt được; đồng thời phân tích tìm những nguyên nhân tồn tại, hạn chế gây trì trệ, yếu kém đối với hoạt động của các HTX, nhất là các nguyên nhân chủ quan; đưa ra định hướng, giải pháp phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giai đoạn mới. Đặc biệt, rút ra các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; dự báo tình hình trong nước, quốc tế và các cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, HTX để đề xuất những định hướng chiến lược phát triển; các đề xuất sửa đổi, bổ sung cụ thể để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế tập thể, HTX và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhiều HTX trên địa bàn huyện Ia Grai thích ứng nhanh với công nghệ số khi thông qua các trang mạng xã hội, các kênh bán hàng online hay xây dựng website điện tử để lan tỏa thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Minh Triều
Nhiều HTX trên địa bàn huyện Ia Grai thích ứng nhanh với công nghệ số khi thông qua các trang mạng xã hội, các kênh bán hàng online hay xây dựng website điện tử để lan tỏa thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Minh Triều


Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo-cho biết: Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, mô hình HTX kém hiệu quả được chuyển sang mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm; từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định đây là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Khu vực kinh tế tập thể với nhiều loại hình tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, trong đó HTX là một trong những thành phần kinh tế nòng cốt quan trọng.

Theo đó, tính đến ngày 31-12-2021, cả nước có 27.342 HTX (18.327 HTX nông nghiệp, 9.015 HTX phi nông nghiệp), thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Số HTX tăng khoảng 2,5 lần (tương đương 16.420 HTX), số thành viên HTX tăng khoảng 9% (465.603 người) so với năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2021, số lượng HTX thành lập mới là 37.810 HTX, giải thể khoảng 21.390 HTX. Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm. Riêng năm 2020, doanh thu bình quân đạt 4,3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân đạt 314 triệu đồng/HTX, tương ứng tăng 61% và 88% so với năm 2013. Các HTX, liên kết HTX, tổ hợp tác lĩnh vực phi nông nghiệp đã thu hút hơn hơn 1 triệu lao động, tăng 549.653 người so với thời điểm 31-12-2001.

Riêng tỉnh Gia Lai, trong 20 năm qua, các cấp, các ngành đã thực hiện tốt việc cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết thành chương trình hành động. Đặc biệt, kinh tế tập thể, HTX có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân. Chính vì vậy, số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các HTX ngày càng nâng lên, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập của thành viên từng bước được cải thiện. Đến nay, toàn tỉnh có 332 HTX (tăng 242 HTX so với cuối năm 2001) với hơn 21 ngàn thành viên. Trong đó, HTX nông nghiệp chiếm 81,6% tổng số HTX của tỉnh; tổng vốn điều lệ đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 567,3 tỷ đồng so với năm 2001); doanh thu bình quân năm 2021 ước đạt 2,7 tỷ đồng/HTX, lãi bình quân 92 triệu đồng/HTX. Trong số này, có 157 HTX được đánh giá là hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và có những cách làm mới, thành lập và hoạt động theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương, các nhà khoa học và doanh nghiệp đã tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế, tìm ra các điểm nghẽn để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX; đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp trong việc nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương gắn phát triển kinh tế tập thể, HTX; kiến nghị hỗ trợ về nguồn lực, tháo gỡ khó khăn về chính sách đất đai, tài chính cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xây dựng thể chế, hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế tập thể, HTX…

Hơn 1 tấn mứt làm từ vỏ chanh dây của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm (huyện Mang Yang) được kỳ vọng sẽ thu hút người tiêu dùng trong dịp Tết này. Ảnh: Minh Triều
Nhiều HTX trên địa bàn tỉnh từng bước đa dạng hóa sản phẩm để thích ứng với thị trường. Ảnh: Minh Triều


Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới và thực tiễn thời đại; hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế theo hướng tôn trọng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Vận dụng sáng tạo, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong chuyển đổi nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trí thức; đồng thời huy mọi nguồn lực để phát triển; xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể và HTX tiên tiến kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với thực tiễn, tăng cường liên danh, liên kết xây dựng thương hiệu sản phẩm và nâng cao trình độ nâng lực đội ngũ cán bộ và người tham gia các chủ thể kinh tế tập thể, HTX.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế HTX, xác định rõ bản chất HTX cũng như các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX với mục tiêu tháo bỏ các rào cản, điểm nghẽn tạo môi trường, cơ chế chính sách thuận lợi thúc đẩy phát triển, HTX.

Dịp này, có 3 tập thể và 2 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba; 36 tập thể và 21 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác tham mưu, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

 

MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.