Thái Lan quyết cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng với Việt Nam bằng dự án OTOD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cơ quan xúc tiến kinh tế số của Thái Lan ngày 14/11, cho biết khởi động dự án “Sầu riêng số”- One Tambon, One Digital (OTOD) nhằm hỗ trợ 8,8 triệu nông dân cải thiện năng suất và thiết lập các tiêu chuẩn về sầu riêng Thái Lan.

sau-rieng-viet-nam-chiem-57-thi-phan-trung-quoc-anh.jpg
Sầu riêng Việt Nam chiếm 57% thị phần Trung Quốc. Ảnh: Vneconomy.vn

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tính chung 9 tháng ( từ tháng 1-9/2024), Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 1,38 triệu tấn, trị giá 6,2 tỷ USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Còn trong năm 2023, quốc gia tỷ dân chi gần 7 tỷ USD để mua lượng lớn sầu riêng từ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam.

Trong tháng 9/2024, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho quốc gia tỷ dân, đạt xấp xỉ 177.000 tấn, trị giá hơn 640,7 triệu USD, tăng 90% về lượng và tăng 71,5% về trị giá so với tháng 9/2023, trong khi giảm nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan với chỉ 58.000 tấn, trị giá hơn 243 triệu USD.

Đối diện với thực tế liên tục bị sầu riêng Việt Nam "vượt mặt", Thái Lan đã tìm cách đổi mới công nghệ trồng, cải thiện năng suất và thiết lập các tiêu chuẩn riêng của sầu riêng nước mình.

Một trong những giải pháp là mới đây, Cơ quan Xúc tiến kinh tế số Thái Lan (Depa) đã khởi động dự án OTOD. Động thái nhằm giúp người nông dân Thái Lan giải quyết những khó khăn trong việc trồng sầu riêng bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.

Trao đổi với Bangkok Post, ông Pantanu Wannagangsai, cố vấn của Bộ Kinh tế và Xã hội số hóa Thái Lan, cho biết dự án kỳ vọng xây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

"Đồng thời giúp quảng bá các sản phẩm cao cấp của Thái Lan trên toàn cầu trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á", ông Pantanu Wannagangsai nói.

Có thể bạn quan tâm

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

(GLO)- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3-2025, Việt Nam xuất khẩu 20.244 tấn hồ tiêu, trị giá 141,6 triệu USD (tăng 41,3% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với tháng 2-2025).