Thác Hang Dơi-Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thác Hang Dơi (thị trấn Kbang) là một trong những danh thắng thiên nhiên với vẻ đẹp hiếm có. Tuy nhiên, khi những dự án phát triển du lịch vẫn nằm trên giấy thì tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái tại nơi đây vẫn còn đang bị bỏ ngỏ…

Thác Hang Dơi có lẽ là thác nước gần với khu dân cư nhất. Từ thị trấn Kbang, men theo con đường mòn về hướng Đông chưa đầy 5km là đã tới được Thác Hang Dơi. Con đường đất đỏ ngoằn nghèo uốn lượt dẫn du khách vượt qua bạt ngàn nương rẫy của người dân. Và đặc biệt, đây chính là con đường đi xuyên qua rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm ha.

 

Thác Hang Dơi tại thị trấn Kbang là một điểm đến hấp dẫn. Ảnh: Văn Ngọc
Thác Hang Dơi tại thị trấn Kbang là một điểm đến hấp dẫn. Ảnh: Văn Ngọc

Trong bối cảnh rừng bị tàn phá nặng nề, thì những cánh rừng của một thời nguyên thủy vẫn được giữ trọn vẹn. Những thân gỗ khổng lồ năm, bảy người ôm với chi chít phong lan trên ngọn cao, những rặng dây leo đặc trưng của rừng già… chắc chắn sẽ giúp du khách ít nhiều cảm nhận được không khí của rừng nguyên sinh. Từng tán cây vươn rộng phủ bóng mát khắp khu rừng khiến cho mọi thứ trở nên trong lành. Vượt qua cái nắng, qua con dốc đứng, bất kỳ ai đến khu vực rừng nguyên sinh này cũng sẽ cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm để hòa mình vào với thiên nhiên.

Và thác Hang Dơi nằm lọt thỏm trong cánh rừng như thế. Ít người ngờ rằng, chỉ vượt qua thị trấn xô bồ chỉ vài cây số bỗng lại xuất hiện một thác nước trong không gian thiên nhiên trong lành đến vậy. Từ trên độ cao hơn chục mét, dòng suối ào ạt đổ nước xuống trắng xóa như một dải lụa. Đi theo con đường mòn dẫn xuống thác, du khách được chìm đắm vào âm thanh vang rền giữa núi rừng và những hơi nước mát rượi phả vào mặt. Dòng nước trắng tung tóe bọt lại tiếp tục hòa vào dòng suối đá, lại êm đềm chảy uốn lượn tạo thành hình cái cung quanh khoảng đất trống dưới thác. Khoảng đất lởm chởm đá khối với những thân cây lớn được dòng nước uốn quanh trông như một bán đảo.

 

Khu vực Hang Dơi xuất hiện một giếng trời giữa vách đá. Ảnh: Văn Ngọc
Khu vực Hang Dơi xuất hiện một giếng trời giữa vách đá. Ảnh: Văn Ngọc

Không những vậy, điều đặc biệt nhất của Thác Hang Dơi lại chính là ở… Hang Dơi. Thực chất, dòng nước đổ xuống ngay trước miệng hang, nơi có những đàn dơi ngày đêm trú ngụ. Cái tên Thác Hang Dơi cũng từ đây mà ra. Hang không quá sâu nhưng trải dài hàng chục mét và có chiều cao lý tưởng để hàng trăm người có thể cắm trại, vui chơi. Điểm nhấn của chiếc hang này là một giếng trời ở giữa hang. Giếng trời với đường kính khoảng 1 m xuyên qua vách đá là nơi hút ánh nắng mặt trời để đưa vào lòng hang. Những tảng đá vừa có ánh nắng mặt trời, vừa được nuôi dưỡng bằng từng giọt nước tí tách rơi trong lòng đá khiến những tấm đá có màu xanh ngọc rất đẹp mắt.

Không gian mát mẻ của Thác Hang Dơi thực sự khiến nơi đây là địa điểm lý tưởng để những du khách thành phố vốn chịu đựng nắng nóng được dịp nghỉ ngơi. Bởi vậy, tại đây vẫn có nhiều du khách tới lui vui chơi và nghỉ mát. Anh Lê Văn Đức (TP. Pleiku) chia sẻ: “Tôi cũng đi nhiều thác rồi nhưng thác Hàng Dơi này quả thật rất đặc biệt. Vừa gần thị trấn, vừa ở trong rừng nguyên sinh lại có hang động, giá mà được phát triển thành một quần thể để thu hút du lịch thì tốt quá”.

 

Vẫn phải chờ…

Trao đổi với P.V, ông Đinh Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kbang cho biết: “Huyện cũng đã có chủ trường kêu gọi xã hội hóa để xây dựng phát triển du lịch Thác Hang Dơi và cũng đang chờ đợi doanh nghiệp đầu tư. Còn con đường bê tông từ trung tâm thị trấn đến thác thì kinh phí lớn nên cái này phải xin của tỉnh nhưng hiện vẫn chưa có nguồn. Trong khi chờ đợi, huyện cũng đã giao cho Huyện đoàn và UBND thị trấn hàng tuần lên dọn dẹp vệ sinh, sửa sang kiên cố lối đi xuống thác. Tuy nhiên nhiều du khách không có ý thức bảo vệ cảnh quan nên rất khó cho công tác đảm bảo vệ sinh”.

Tuy nhiên, dù treo bảng chỉ dẫn “Khu du lịch sinh thái Thác Hang Dơi” ở trung tâm thị trấn, nhưng hiện tại Thác Hang Dơi vẫn hoang sơ mà chưa được đầu tư gì. Đường từ thị trấn lên thác vẫn là đường đất và sẽ trở nên cách trở vào những ngày trời mưa. Con đường để đi xuống khu vực thác cũng chỉ được làm sơ sài vẫn rất nguy hiểm, nguy cơ trượt ngã cao. Đáng nói, nhiều du khách thiếu ý thức đã vui chơi, ăn uống ở khu vực này rồi vứt rác khắp nơi.

Tại thời điểm P.V có mặt dù không phải là ngày cuối tuần nhưng rác thải vẫn tràn ngập, chủ yếu là bì nilon, loon bia…Ở những vách đá của hang động bị một số người dùng sơn viết, vẽ lên ảnh hưởng đến vẻ đẹp và gây mất mỹ quan tại nơi hoang sơ như vậy.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.