Thả 76 ngàn con cá giống xuống lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 15-11, tại hồ Ka Nak (Thủy điện An Khê-Ka Nak) huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức  thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019.
Tham dự có các ông Nguyễn Thanh Bình-Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh; đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Kbang.
Thả 76 ngàn cá giống xuống lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak. Ảnh: Ngọc Minh
Thả 76 ngàn cá giống xuống lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak. Ảnh: Ngọc Minh
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản Nguyễn Thanh Bình cho biết: Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, các tác động của con người tới thiên nhiên như phá rừng, khai hoang, xây dựng các công trình kinh tế làm biến đổi môi trường sinh thái tự nhiên, thay đổi dòng chảy, độ sâu của mực nước sông, hồ; sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên, nơi sinh cư của một số loài cá đặc hữu, quý hiếm; hơn nữa do ý thức của người dân khai thác tùy tiện bằng các công cụ mạng tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện, hóa chất, vó đèn…làm cho nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nội địa suy giảm nghiêm trọng; nhiều loại trước kia có sản lượng khai thác tương đối cao, nay trở nên khan hiếm… 
“Nhằm từng bước ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi, tiến tới phục hồi và phát triển nguồn lợi, đặc biệt là các loài thủy sản quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, khôi phục nghề khai thác thủy sản nội đồng góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho ngư dân…,tôi mong các cấp chính quyền, các đại biểu có mặt ngày hôm nay là những người tích cực nhất, vận động, tuyên truyền cho người dân không khai thác cá giống trong thời gian sau thả, không sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau”-ông Bình nhấn mạnh
Tại đây, các đại biểu đã tiến hành thả 76 ngàn con cá giống, gồm: cá lăng nha, thát lát cườm, cá trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, mè vinh, trôi, rô phi xuống lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak. 
Đây là hoạt động thường niên nhằm bổ sung, tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên cho hồ thủy điện An Khê-Ka Nak. Đồng thời tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên tới người dân.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.